Cần có chính sách đa phương về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Tác giả: Bích Khuê

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 07/12/2022 10:28

Nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Techfest 2022 tại tỉnh Bình Dương, Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các đơn vị đã tổ chức “Diễn đàn chính sách đa phương cấp cao về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Multilateral High-Level Policy Forum on Startup and Innovation Ecosystem Development”


Tham dự diễn đàn có Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Thường trực Bộ KH&CN, Trưởng Ban Tổ chức Techfest Việt Nam 2022; Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN; Giang Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Becamex IDC; Martin Webber - Chuyên gia cao cấp, trường đại học ở Mỹ và Canada; Tor Lundstrom - Phó chủ tịch Niras Global; đại diện của Startup Genome.

Diễn đàn còn có sự tham dự của Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư, các cá nhân, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp...

Chia sẻ kinh nghiệm về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Diễn đàn là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, với mục tiêu chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm, những bài học quý giá mà các quốc gia trên thế giới đã trải qua, những chuyên gia hàng đầu đã phân tích và tổng hợp, tạo sự gợi mở để cải thiện chính sách cho đổi mới sáng tạo và cùng hiến kế các giải pháp tháo gỡ rào cản, khơi thông những khó khăn còn tồn tại, góp phần phục vụ mục tiêu thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Lộc Hà cho biết, thực hiện Đề án 844 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, tỉnh Bình Dương đã đặc biệt quan tâm, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ và dành nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ, nhất là hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; nhanh chóng ban hành các chính sách rất cụ thể, sát thực với địa phương. Tỉnh đã tập trung tạo điều kiện và đầu tư ngân sách xây dựng Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển các Phòng thí nghiệm Fablab tại các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh cũng như nhiều hoạt động khác.

Cần có chính sách đa phương về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Ảnh 1.

Thông qua Diễn đàn Chính sách, tỉnh Bình Dương sẽ tham gia đóng góp những ý kiến cụ thể, đồng thời cũng mong muốn cùng trao đổi, chia sẻ những quan điểm, đề xuất các giải pháp, kiến nghị về chính sách chung để thúc đẩy mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ, không chỉ tại Bình Dương mà còn trên cả nước và tạo điều kiện vươn lên tầm quốc tế.

Cần có chính sách để hình thành những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bứt phá

Theo Thứ trưởng Thường trực Trần Văn Tùng, những năm qua, hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đã thể hiện được vai trò quan trọng đối với tăng năng suất, hiệu quả, tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong dài hạn. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã đặt ra những yêu cầu mới cho hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Là thành phần nền tảng, trọng yếu của một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bền vững, hành lang pháp lý, chính sách là bệ đỡ cốt lõi để hình thành những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có đủ sức mạnh về trí tuệ, nội lực và sức bật để bứt phá trong tương lai. Chiến lược Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 569/QĐ-TTg vừa qua cũng đã khẳng định xuyên suốt các nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới sáng tạo đối với các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cũng như hình thành và phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy và phát triển các mạng lưới, trung tâm và nền tảng đổi mới sáng tạo mở.

Đến nay, trong bối cảnh mới, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của quốc gia cần phải xác định được vai trò dẫn dắt, tiên phong và tạo nền tảng một cách vững chắc hơn. Do đó, để phát triển hệ sinh thái một cách bứt phá, cần có sự nỗ lực và phối hợp từ các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp khởi nghiệp đến các chủ thể trong hệ sinh thái khác. Trong những năm tới đây, việc liên kết, hình thành và phát triển các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo ngay tại các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ là những trụ cột chính để nâng đỡ, khuyến khích liên kết, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo khu vực và quốc gia.

Thứ trưởng mong muốn Diễn đàn ngày hôm nay sẽ tập trung vào mục tiêu chính đó là chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm, những bài học quý giá mà các quốc gia trên thế giới đã trải qua, những chuyên gia hàng đầu đã phân tích và tổng hợp, tạo sự gợi mở để cải thiện chính sách cho đổi mới sáng tạo và cùng hiến kế các giải pháp tháo gỡ rào cản, khơi thông những khó khăn còn tồn tại, góp phần phục vụ mục tiêu thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới. Và qua đó, quan trọng hơn, với rất nhiều nguồn lực quốc gia, quốc tế đang tập trung ngày hôm nay, chúng tôi mong muốn có sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân trong việc thực thi và triển khai các chính sách đó trong thời gian tiếp theo. Đó chính là mô hình đổi mới sáng tạo mở mà chúng tôi đang khuyến khích và theo đuổi.

Tại diễn đàn các chuyên gia trong nước và các diễn giả nước ngoài đến từ Phần Lan, Hoa Kỳ, Đức đã tham luận về các vấn đề như: vai trò và tác động của hợp tác xuyên biên giới tới thúc đẩy hình thành hệ sinh thái; đề xuất thí điểm mô hình sàn dẫn vốn cộng đồng cho khởi nghiệp ĐMST;...

Cần có chính sách đa phương về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Ảnh 2.

Lễ ký kết hợp tác chiến lược xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia

Bên cạnh đó, diễn đàn đã diễn ra phiên tọa đàm bàn tròn giữa ban điều hành điều phối tọa đàm và nhóm chuyên gia, lãnh đạo xung quanh vấn đề chính sách và cơ chế thúc đẩy hợp tác ĐMST; cơ chế và chính sách thí điểm; cơ chế và chính sách thu hút nguồn vốn cho hệ sinh thái.

Tại diễn đàn còn ký kết hợp tác chiến lược xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia giữa Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ với Tập đoàn Trung Nguyên Legend.

Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ KH&CN: “Xây dựng và phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST bền vững, hiệu quả cao và tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế không phải là một con đường ngắn. Tin rằng, với sức mạnh của trí tuệ Việt, với khát vọng mãnh liệt, quyết tâm cao và nỗ lực lớn, chúng ta sẽ làm được. Việt Nam sẽ thực sự trở thành một miền đất ĐMST màu mỡ cho các hạt giống tốt được nảy mầm, lớn lên với quy mô khu vực và toàn cầu”.

- Việt Nam từ hệ sinh thái khởi nghiệp kém năng động thứ hai trong số 6 quốc gia lớn nhất ASEAN đã vươn lên vị trí thứ ba về thu hút đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, chỉ sau Indonesia và Singapore.

- Chỉ số ĐMST quốc gia (GII): Đứng thứ 48/132 quốc gia (năm 2022), đứng đầu trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

- Tính đến hết năm 2021, hơn 1,5 tỷ đô la Mỹ đã được ghi nhận đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, cao nhất từ trước tới giờ.

- Tính đến nay, cả nước có hơn 1.000 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó là hơn 200 không gian làm việc chung, 79 cơ sở ươm tạo, 29 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, khoảng 170 trường đại học/cao đẳng tổ chức hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 43 trường đại học thành lập vườn ươm, trung tâm, câu lạc bộ nhằm hỗ trợ khởi nghiệp lâu dài.


Ý kiến của bạn

Bình luận