Trên đoạn tuyến qua tỉnh Sơn La, dễ bắt gặp các vị trí mặt đường không còn sơn vạch kẻ lề đường, mặt đường bị bong bật, mép đường nhựa bị xệ nứt như trên (chụp tại khu vực khu vực Km361+200)
Một đoạn lề đường bên phải tuyến đoạn Km363+400 QL6 (hướng Sơn La - Điện Biên) từng bị sạt lở và đã được sửa chữa, nhưng hiện đang xuất hiện dãy nứt dọc chạy dài. Đáng chú ý, đoạn đường này có biển cấm phương tiện dừng đỗ, song thực tế hai bến đường là tụ điểm cung cấp nước mui cho xe ô tô. Hàng ngày, nước thải từ tụ điểm trên chảy theo rãnh ven đường, đọng tại Km363+400 và là một trong những tác nhân gây yếu, xói lở địa chất đoạn đường này
Còn tại khu vực đèo Pha Đin (Km364) là tụ điểm buôn bán, vui chơi. Hai bên đường bị san lấp sát lề đường và mở đường đấu nối trực tiếp vào QL6, điểm đấu nối có dấu hiệu đấu nối không phép; chưa kể biển quảng cáo tấm lớn được dựng kiên cố ven đường
Trên đoạn QL6 có Điểm trường Tiều học Mường É 2 (bản Huổi Ái, xã Mường É, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; Km366+400) xuất hiện tình trạng mặt đường bị bong tróc, không còn vạch sơn kẻ lề đường; công trình nhà dân lấn hành lang đường và rác thải bịt các đầu rãnh thoát nước hai bên đường
Dọc tuyến cũng dễ bắt gặp các vị trí khác không duy trì tốt chất lượng quản lý duy tu đường, hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng giao thông
Còn trên tuyến QL279 qua địa bàn tỉnh Điện Biên, theo ghi nhận của PV Tạp chí GTVT, có tình trạng không còn dãy vạch sơn lề đường, vạch sơn lề bị cỏ mọc che lấp. Đáng chú ý, nổi cộm nhất là tình trạng nhiều dãy tôn hộ lan bị mất mắt phản quang hoặc mắt phản quang không phát huy tác dụng vào ban đêm, gây khó khăn cho phương tiện tham gia giao thông ban đêm. Cần phải nói thêm rằng, tuyến quốc lộ này có nhiều đèo dốc nguy hiểm, hay có sương mù nên mắt phản quang có vai trò quan trọng giúp lái xe nhận biết đường, lưu thông an toàn vào ban đêm
Trên QL279 đoạn Km74+500 thuộc địa phận Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đang thi công sửa chữa. Tuy vậy, khu vực công trường không có biển thông tin công trình, tổ chức đảm bảo giao thông sơ sài (không có người hướng dẫn giao thông, thiếu biển chỉ dẫn phương tiện, hàng rào ngăn cách công trình và đường giao thông...); vật liệu thi công và chất đổ thải tập kết tại vòng xuyến trung tâm thành phố tại cùng khu vực và không có biện pháp bảo vệ môi trường. Theo tìm hiểu của PV, đây là gói thầu thuộc Dự án xử lý ngập úng cục bộ từ Km74-Km75+150 QL279 đoạn qua TP.Điện Biên Phủ, có tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng, do Khu Quản lý đường bộ I làm chủ đầu tư. Nhà thầu thi công là Công ty CP Đường bộ 226
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.