Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Bristol vừa đưa ra tuyên bố về sự xuất hiện của cánh máy bay tự sửa chữa trong vòng 10 năm tới,
Dựa trên cảm hứng từ các vết thương có thể tự đóng miệng bằng quá trình đông đặc của máu, các nhà nghiên cứu đã phát triển các vi cầu nhỏ có chứa hóa chất carbon hóa lỏng nhằm bịt kín các vết nứt khi cánh máy bị va chạm.
Các tế bào cầu sẽ tự động vỡ sau khi cánh máy bay hỏng hóc, giải phóng các hoạt chất carbon lỏng, gặp môi trường không khí, nhiệt độ và chất xúc tác đi kèm trong cánh máy bay, các hoạt chất này sẽ tự đông cứng lại.
Được biết, hệ thống tự sửa chữa này có thể giải quyết những vết cắt nhỏ trên máy bay, vốn cực kỳ nguy hiểm đến sự an toàn của chuyến bay do áp lực lớn và kích thước dễ bị bỏ qua bởi mắt thường.
Công nghệ này cũng có thể được áp dụng lên các sản phẩm được chế tạo từ vật liệu carbon như khung xe đạp hoặc các động cơ cánh quạt gió.
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: “Vật liệu carbon tổng hợp hiện đang được sử dụng rộng rãi, từ các máy bay dân dụng hiện đại, đến máy bay quân sự và quạt gió, với các đặc tính nhẹ và siêu bền, tuy nhiên nếu có dấu hiệu bị hư hại, vật liệu này cực kỳ khó sửa chữa và bảo vệ”
“Công nghệ mới của chúng tôi cho phép gia tăng khả năng bảo trì đối với loại vật liệu này, sử dụng ít vật liệu trong quá trình sửa chữa mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của máy bay” .
Cánh máy bay được sửa chữa theo phương pháp này có độ bền ngang bằng với các cánh máy bay lành lặn. Theo giáo sư Wass, một trong các nhà nghiên cứu thuộc dự án cánh máy bay tự sửa chữa.
“Trong tương lai, cánh máy bay sẽ tự hồi phục 100% nguyên vẹn” ông cho biết.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.