Một tài xế Grab tại thủ đô Jakarta (Ảnh:Reuters) |
Mục tiêu của Grab là các công ty khởi nghiệp về sức khỏe, thanh toán trực tuyến, giao hàng, xử lý tự động.
Gần đây, Grab có trụ sở tại Singapore đã gọi vốn được 2 tỷ USD và ra mắt Qũy đầu tư mạo hiểm Grab Ventures nhằm hỗ trợ phát triển các startup ở lĩnh vực khác nhằm cạnh tranh với Go – Jek, giành vị trí thống trị tại khu vực Đông Nam Á.
“Chúng tôi đang xem xét các startup cả hạng A và B để tích hợp vào hệ sinh thái của chúng tôi”, Ridzki Kramadibrata – Giám đốc điều hành Grab tại Indonesia cho biết.
“Chúng tôi đang nắm 65% thị phần tại Indonesia dựa trên tổng số chuyến đi và các giao dịch. Con số này sẽ không dừng lại, thị phần của Grab đang tăng trưởng”, ông Kramadibrata tuyên bố.
CEO của Grab tại Indonesia cũng cho biết hãng này đang áp đảo Go-Jek khi hiện diện tại 137 thành phố ở Indonesia, trong khi đó dịch vụ của Go-Jek chỉ bao phủ khoảng 50 thành phố.
Trong khi đó, CEO Nadiem Makarim của Go-Jek lại khẳng định ứng dụng của doanh nghiệp này dẫn đầu thị trường, khi xử lý hơn 100 triệu giao dịch cho 20-25 triệu người dùng tại Indonesia hàng tháng. Tuy nhiên, CEO Go-Jek không tiết lộ chi tiết số giao dịch đặt xe.
Go-Jek đã phát triển dịch vụ đặt xe trực tuyến thành một ứng dụng nhiều tính năng cho phép khách hàng tại Indonesia thanh toán trực tuyến, đặt hàng từ đồ ăn nhanh, thực phẩm cho tới dịch vụ massage…
Ngoài Indonesia, Go-Jek tham vọng mở rộng thị trường ra Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Singapore.
Theo báo cáo của Google-Temasek, lĩnh vực đi chung xe tại Đông Nam Á của Go-Jek dự kiến đạt giá trị 20,1 tỷ USD vào năm 2025, tăng 15 tỷ USD so với năm 2017.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.