Mô hình chiếc máy bay E-Fan X. |
Trong một dự án có tên là E-Fan X, các hãng trên cho biết họ muốn thử nghiệm mẫu tàu bay thương mại chạy một phần bằng điện vào năm 2020. Chiếc E-Fan X với 100 chỗ ngồi sẽ dựa trên mẫu máy bay BAe146 chuyên phục vụ tuyến bay trong vùng.
Bộ 3 doanh nghiệp tin rằng họ có thể đặt nền móng cho các tuyến bay thương mại chạy bằng công nghệ điện tương tự, sớm nhất là từ năm 2025. Các hãng bắt đầu sử dụng loại động cơ điện 2 megawatt làm một trong 4 động cơ máy bay. Nếu thử nghiệm thành công, động cơ thứ 2 cũng sẽ được thay thế bằng động cơ điện.
“E-Fan X là bước đi quan trọng kế tiếp trong kế hoạch tiếp thị chuyến bay điện trở thành hiện thực trong tương lai gần”, ông Paul Eremenko, Giám đốc điều hành về công nghệ của Airbus cho hay.
Mỗi doanh nghiệp sẽ giám sát một khía cạnh khác nhau của khâu sản xuất. Airbus chịu trách nhiệm tích hợp động cơ với hệ thống kiểm soát bay. Rolls-Royce phát triển động cơ, máy phát điện 2 megawatt và điện năng. Siemens sẽ cung cấp mạng lưới phân phối điện.
Ngày càng có nhiều các công ty nghiên cứu để phát triển loại động cơ hybrid phục vụ ngành hàng không. Hãng Boeing cũng đã đầu tư vào một công ty khởi nghiệp Zunum nghiên cứu về lĩnh vực không gian vũ trụ tại thủ đô Washington (Mỹ) để theo đuổi mục đích phát triển máy bay động cơ điện và bay tự động.
Zunum hướng tới chế tạo loại máy bay động cơ điện 10-12 chỗ vào năm 2022 và có thể tăng số ghế lên tới từ 50-100 chỗ vào năm 2030.
Ước tính, trên thế giới hiện có khoảng 70 chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay hybrid, một nửa trong số này hiện đang do các công ty khởi nghiệp thực hiện.
Các máy bay thương mại chiếm khoảng 2% lượng khí thải carbon làm thay đổi khí hậu. Ngành công nghiệp hàng không đang đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbonbằng cách kết hợp công nghệ với nhiên liệu sinh học. Nhiên liệu là một trong những chi phí lớn nhất đối với các hãng bay.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.