Ảnh minh họa |
Đi kèm với hành vi này phải có một trong các mục đích như vu khống, xâm hại uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa.
Hành vi sửa chữa, ghép ảnh người khác với đủ thứ lý do từ lâu đã có và khi mạng xã hội phát triển thì nó có điều kiện bùng phát hơn, nhất là trên các trang cá nhân. Có nhiều vụ các cơ quan chức năng kịp thời vào cuộc xác định được “tác giả” làm vậy để trêu chọc, câu view hoặc nặng hơn là vu khống, bôi nhọ người khác...
Cũng có nhiều vụ bị bỏ qua khiến người bị hại “sống dở chết dở” cho đến khi dư luận dịu xuống do dân mạng từ từ nhận ra đó là ảnh đã qua chỉnh sửa.
Ngoài giới showbiz hay những người nổi tiếng khác, một số người bình thường cũng có thể là nạn nhân của các trò “chế” ảnh này. Trên mạng xã hội từng lan truyền tấm poster có ghép hình của một hoa hậu để quảng cáo cho phòng khám nam khoa ở Nhật Bản và các sản phẩm băng đĩa phim đồi trụy.
Ảnh nóng bị ghép của hoa hậu này trong tấm poster hầu hết lấy từ mạng Internet hoặc từ những bộ ảnh thời trang, quảng cáo sản phẩm, sự kiện cô tham dự. Tiêu đề quảng cáo trên poster cũng chứa những thông tin nhạy cảm, làm tổn hại đến hình ảnh và danh dự của cô. Qua báo chí, hoa hậu cho biết sẽ cố gắng làm cho ra lẽ nhưng dần dà vụ việc cũng khép lại...
Với nghị định 174/2013, hành vi nói xấu, chửi mắng, miệt thị... người khác trên mạng có thể bị phạt từ 10-20 triệu đồng vì đã có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa... thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của người khác.
Nay có thêm nghị định 28/2017 thì những người tham gia “chế” ảnh để xúc phạm, xuyên tạc... tổ chức, cá nhân trên Facebook hay địa điểm khác sẽ buộc phải dè chừng để dừng tay chấm dứt hành động sai trái xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh vốn được pháp luật bảo vệ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.