Chiến lược bí mật đối phó Triều Tiên đầu nhiệm kỳ của tổng thống Trump

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Chính trị 03/10/2017 10:31

Tổng thống Trump đã bí mật chỉ thị cho các quan chức và nhà ngoại giao lưu ý Triều Tiên trong mọi cuộc đối thoại với các nhà ngoại giao nước ngoài

 

1713467

Trong chiến dịch này, Bộ Chỉ huy tác chiến mạng nhắm vào các hacker ở cơ quan gián điệp Triều Tiên là văn phòng Tổng cục Do Thám, dội bom dữ liệu đến máy chủ của họ để cản trở việc truy cập Internet.

Theo Straits Times, giới chức Mỹ cho biết, từ đầu nhiệm kỳ tổng thống Trump đã ký một chỉ thị tóm tắt chiến lược gây áp lực lên Triều Tiên liên quan đến nhiều cơ quan chính phủ và việc sử dụng Bộ Chỉ huy tác chiến mạng.

Chỉ thị này bao gồm các hướng dẫn để các nhà ngoại giao và quan chức Mỹ lưu ý Triều Tiên trong mọi cuộc đối thoại với các nhà đàm phán nước ngoài, thúc giục họ cắt mọi quan hệ với Bình Nhưỡng.

Cho đến nay các cuộc đàm phán đã đạt được thành công nhất định, đặc biệt là trong vài tuần qua khi Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm các loại hỏa tiễn đạn đạo và vũ khí hạt nhân khác. Chiến lược ngoại giao này cũng lan nhanh đến mức đã khiến một số chính phủ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm quan hệ với Triều Tiên.

Trong một chuyến viếng thăm nước ngoài gần đây, khi phó tổng thống Mỹ Mike Pence kêu gọi một nước chấm dứt quan hệ với Triều Tiên và bị giới chức nước này phủ nhận, Pence đã tiết lộ với họ con số khổng lồ giá trị thương mại giữa họ và Mỹ lên đến 2,7 triệu USD. Các quan chức nước ngoài buộc phải khẳng định sự trao đổi này dù cho rằng việc xác định tên tuổi đất nước của họ là điều không thể xảy ra.

Chỉ thị của tổng thống Trump cũng lệnh cho Bộ tài chính Mỹ đưa ra bộ cấm vận leo thang chống lại các cá nhân, tổ chức Triều Tiên cùng những ngước nước ngoài giao dịch với họ. Các hướng dẫn này đã được thể hiện trong một chuỗi cấm vận của Mỹ và thế giới những tháng vừa qua.

Một quan chức giấu tên cho biết chỉ thị này và một phiên xem xét chính sách vào tháng 3 năm nay đã không được công khai để "tạo mọi cơ hội cho chính quyền mới và Triền Tiên cùng ngồi lại đối thoại theo một phương thức khác".

Quan chức giấu tên thứ hai, một thành viên cấp cao trong chính phủ Trump cũng cho rằng trước khi tổng thống ký lệnh thực thi chiến lược này, cánh cửa đàm phán vẫn để ngỏ nhưng Triều Tiên vẫn tiếp tục phóng hỏa tiễn, bắt cóc người Mỹ làm con tin…

Cho tới nay, cánh cửa đối thoại vẫn mở, Strait Times dẫn lời ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ở Bắc Kinh hôm thứ bảy vừa qua (30/9).

Dù vậy, giới chức Mỹ nhanh chóng đánh giá thấp quan điểm lạc quan này. Họ cho rằng hệ quả của các hoạt động của Bộ chỉ huy tác chiến mạng là tạm thời và không có tính phá hoại. Theo kế hoạch, các hoạt động này là một phần của chiến lược tổng thể từ nhiều tháng nay và đã kết thúc hôm thứ bảy tuần trước.

Tuy nhiên, quan chức giấu tên thứ ba cho biết một số hacker Triều Tiên đã lên tiếng việc Internet bị chặn đang cản trở công việc của họ.

Bộ chỉ huy tác chiến mạng và Nhà Trắng chưa có bình luận gì. Các quan chức liên quan cũng có quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Người phụ trách tác chiến mạng của Lầu Năm Góc, trợ lý Bộ trưởng Bộ quốc phòng dưới trào Obama Eric Rosenbach cho rằng động thái này có lợi trong việc báo trước cho Triều Tiên thái độ quyết liệt hơn của Mỹ nhưng cũng "đi kèm rủi ro căng thẳng leo thang và các cuộc phản công mạng từ Triều Tiên".

Theo một số quan chức khác thì việc sử dụng năng lực tấn công mạng trước Triều Tiên dù nhỏ cũng cần phải thận trọng và công khai để phòng ngừa nguy cơ trả đũa. "Tôi ngờ rằng đỉnh cao phá hoại mà chúng ta đang nhận được thậm chí có thể là một cơ hội khác cho chiến tranh hạt nhân", Straits Times dẫn lại tuyên bố của một cựu nhân viên tác chiến mạng quân đội hiện đang là học giả nghiên cứu cấp cao tại trường công vụ và sự vụ quốc tế của đại học Columbia.

Ý kiến của bạn

Bình luận