Ông Lý Huy Tuấn, Viện trưởng Viện Chiến lược Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) đánh giá, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam cao do dân số tăng nhanh đã gây áp lực lên hệ thống kết cấu hạ tầng mà bộc lộ rõ nhất chính là ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn. “Kết cấu hạ tầng còn quá kém so với phát triển đô thị, quỹ đất dành cho giao thông thấp, mạng lưới giao thông phân bố không đều, thiếu đường kết nối giữa các trục chính, vận tải hành khách chưa đáp ứng được nhu cầu và tỷ lệ nghịch với sự gia tăng của phương tiện giao thông cá nhân,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Các chuyên gia đến từ Nhật Bản cũng đưa ra kinh nghiệm từ chính thực tiễn nước bạn cùng với các công nghệ mới trong quản lý giao thông đô thị cho phát triển bền vững như: công nghệ cảm biến số để kiểm soát giao thông, công nghệ đo lường vệ tinh, giải pháp chống ùn tắc giao thông, Công nghệ tín hiệu giao thông…
Cũng tại Hội thảo, các nhà khoa học đã nhận định, quy hoạch giao thông cần phải đi trước một bước. Muốn vậy, các đô thị cần phải xây dựng chiến lược trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm nội dung của chiến lược và chính sách phát triển giao thông phải gắn liền với chiến lược phát triển đô thị, kinh tế xã hội của đất nước.
HT
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.