Giống như vương miện không thể trao cho nhiều cô hoa hậu trên một sân khấu. Không một quốc gia nào có thể chiến thắng trên cuộc chiến tranh tiền tệ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng các quốc gia sẽ ngừng tạo ra lợi thế cạnh tranh thương mại, chỉ là cơ hội thành công đã vơi đi rất nhiều.
Đã một năm kể từ ngày giới chức Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ xuống 1,9% khiến cho cả thị trường tài chính rung động, khơi dậy nỗi sợ hãi về một cuộc chiến tranh tiền tệ đang ở phía trước. Sau đó bằng cách “thả lỏng” đồng nhân dân tệ, Trung Quốc đã làm nguôi ngoai sức nóng trên thị trường tiền tệ toàn cầu.
Phải chăng chỉ bằng một động tác, Trung Quốc đã có thể xoa dịu thị trường. Thực tế không phải như vậy, không một ai, ngay cả Trung Quốc có thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh tiền tệ ngày hôm nay.
Phá giá tiền tệ - “Ma túy” của các quốc gia
Tất nhiên, sức cám dỗ của việc giành lợi thế trước đối thủ bằng cách phá giá đồng tiền chưa bao giờ thuyên giảm.
Thứ nhất, phá giá đồng tiền giúp kích thích xuất khẩu bằng cách biến hàng hóa xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với đối thủ tại thị trường nước ngoài.
Trong trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài bằng đồng tiền của mình, giá đồng tiền trong nước giảm cũng kích thích tài sản nước ngoài di chuyển về nước để hưởng lợi thế, nhờ đó thu hút được nguồn vốn trở về nước.
Thứ ba, phá giá đồng tiền còn có thể kích thích lạm phát do chi phí nhập khẩu hàng hóa tăng cao đẩy giá hàng hóa tăng.
Trong vài năm gần đây, chính phủ tại nhiều quốc gia đã bắt đầu hạn chế việc can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ và ưu tiên sử dụng chính sách tiền tệ để phá giá đồng tiền. 2 thị trường tiêu biểu là Nhật Bản và châu Âu. Tuy nhiên, các công ty và hộ gia đình lại tỏ ra miễn cưỡng khi vay thêm tiền để đầu tư hoặc tiêu dùng. Thay vào đó, cơ chế lãi suất thấp, thậm chí âm làm cắt giảm chi phí đi vay và bằng biện pháp khuyến khích dòng tiền di chuyển đã tạo nên áp lực cho đồng tiền.
Tuy vậy, vẫn còn chưa rõ rằng chiến lược "phá giá giấu tay" này có thể đạt được những lợi ích lớn hơn hay không. Thứ nhất, một đồng tiền yếu không đảm bảo sẽ kích thích xuất khẩu trong lâu dài. Bởi tác động đến nhu cầu hàng hoá tại nước ngoài là khá ít khi tốc độ tăng trưởng toàn cầu giảm chung. Kể từ năm 2014, tốc độ giao dịch thương mại đã giảm cực mạnh.
Hơn nữa, cùng với sự phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay, chuỗi sản xuất hàng hoá trải dài xuyên biên giới cho thấy một đồng tiền yếu có lợi ích như thế nào. Khi đồng yên tăng giá, các hãng sản xuất xe Nhật Bản di chuyển nhà máy đến những vùng rẻ hơn ở nước ngoài. Họ sẽ không đưa nhà máy sản xuất trở về Nhật Bản nếu đồng yên thuyết phục được họ rằng nó sẽ không tăng thêm một lần nữa. Những ước tính gần đây của WB cho thấy chính sách phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu trong giai đoạn 2004-2012 đã không còn hiệu quả như 8 năm trước đó.
Một cuộc chiến không người thắng cuộc
Tại nhiều quốc gia, thương mại đã ít gây rắc rối hơn trước. Đặc biệt là Mỹ - một quốc gia khá độc lập với kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 20% GDP. Trong khi châu Âu thì phụ thuộc nhiều hơn và thương mại, hầu hết là trong khu vực FTA – nơi nhiều quốc gia sử dụng một đồng tiền chung. Ảnh hưởng nước ngoài đến Trung Quốc thì khá phức tạp bởi Trung Quốc đang hiện diện là một công xưởng hay nhà máy lắp ráp của thế giới. Do đó, đồng nhân dân tệ yếu đi có ít tác động đến nền kinh tế hơn là trước đây.
Nhiều ngành chính như sản xuất nâng cao, công nghệ thông tin, dược và giải trí ít bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá do luật sở hữu trí tuệ, đối thủ cạnh tranh hạn chế và thường là những hợp đồng dài hạn. Ngành dịch vụ hiện ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với Trung Quốc và nhiều nơi khác thì lại càng ít có tính quốc tế. Ở Mỹ, chỉ có 25% công việc sản xuất liên quan đến thương mại, trong khi chỉ có 6% công việc trong ngành dịch vụ chịu tác động tương đương.
Với những quốc gia bị tấn công bởi hàng hóa nhập khẩu giá rẻ một cách giả tạo. Họ sử dụng rào cản thương mại từ chính sách hành chính khắt khe đến điều khoản về nguyên tắc xuất xứ để ưu tiên hàng nội địa. Nhiều nước còn mạnh tay trợ cấp tài chính cho các nhà sản xuất trong nước. Năm 2015, số lượng các chính sách phân biệt được chính phủ các quốc gia đưa ra đã tăng 50% so với năm 2014, trong đó các quốc gia G20 chiếm hơn 80%.
Kết lại, phá giá tiền tệ chưa hẳn là xấu và nguy hiểm như nhiều người vẫn từng lo lắng bởi trong nền kinh tế hiện tại, có nhiều nhân tố có thể làm yếu đi ảnh hưởng của chính sách phá giá. Đồng tiền bất ổn có xu hướng làm giảm đầu tư lâu dài và đồng tiền yếu cũng làm giảm năng lực tiêu dùng của người dân.
Để có thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh tiền tệ, thế giới chỉ được có duy nhất một quốc gia phá giá. Đồng tiền rẻ nhất không thể cùng được định nghĩa tại nhiều quốc gia. Giống như vương miện không thể trao cho nhiều cô hoa hậu trên một sân khấu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng các quốc gia sẽ ngừng tạo ra lợi thế cạnh tranh thương mại, chỉ là cơ hội thành công đã vơi đi rất nhiều.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.