40.000 xe công ở Việt Nam ngốn gần 13.000 tỷ đồng mỗi năm |
Theo Sở Tài chính Đồng Tháp, hiện tỉnh này có khoảng 400 xe ô tô công (chưa tính xe của quân sự và công an). Sở này ước tính, trung bình hằng năm mỗi xe công tiêu tốn ngân sách của tỉnh khoảng 280 triệu đồng. Với khoảng 400 chiếc, nhân lên mỗi năm tỉnh Đồng Tháp tốn 112 tỷ đồng để nuôi xe công.
Tuy nhiên, báo Một thế giới dẫn lời ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp trao đổi với báo chí rằng, UBND tỉnh đã tiến hành họp bàn lấy ý kiến các sở ngành và quyết định… chưa thực hiện đề xuất quản lý xe công theo hình thức tập trung.Vì thế, Sở Tài chính Đồng Tháp đề xuất, gom tất cả xe công của các cơ quan giao cho một đơn vị quản lý để sử dụng tiết kiệm hơn. Khi có nhu cầu sử dụng xe, các cơ quan, đơn vị sẽ đăng ký với đơn vị quản lý xe để điều động, sắp xếp. Việc sử dụng xe công sẽ được ghi chép cụ thể để tránh lãng phí, sử dụng xe công vào việc riêng.
Chung quy, các ý kiến phản đối vịn vào cớ cần tiết kiệm, vì nếu phát sinh một cơ quan quản lý xe công, sẽ tốn thêm nhân sự và nhiều thứ khác, chưa kể phải xin thủ tục rắc rối.
Theo ông Dương, Đồng Tháp sẽ theo dõi các tỉnh thành trong cả nước, nếu tỉnh thành nào có đề xuất, cách làm nào hợp lý để tránh lãng phí xe công và tiết kiệm nguồn ngân sách cho nhà nước, thì sẽ học hỏi ngay.
Theo Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), hiện cả nước có gần 40.000 xe ô tô công, chưa bao gồm xe tại các đơn vị vũ trang, doanh nghiệp nhà nước.
Cục Quản lý Công sản tính toán chi phí sử dụng một xe công trung bình khoảng 320 triệu đồng mỗi năm (bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu…). Như vậy, ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12.800 tỷ đồng.
Để tăng cường quản lý, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các tiêu chuẩn, định mức mới về trang bị xe ô tô và quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, trong đó có xe công (Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg, Nghị định số 192/2013/NĐ-CP).
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc rà soát, chủ động điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu (hoàn thành trước ngày 21/3/2016); đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe.
Ngoài ra, triển khai việc giao một đầu mối quản lý tập trung xe ô tô đối với các Bộ, ngành, địa phương có điều kiện áp dụng; quản lý chặt chẽ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc mua sắm, quản lý, sử dụng xe ô tô công và xử lý nghiêm các vi phạm.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.