Chuẩn hóa thủ tục hành chính Hàng hải Việt Nam

Tác giả: Thùy Dương

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 02/10/2018 06:14

Nỗ lực không ngừng cải cách thủ tục hành chính của Cục Hàng hải Việt Nam đã “dẹp bỏ” nhiều rào cản trong sự tương tác giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân, doanh nghiệp, đó cũng là yếu tố quan trọng góp phần tăng trưởng vận tải những năm qua.

caci cach hanh chinh
 

Cắt giảm 65,8% điều kiện kinh doanh

Tháng 4 vừa qua, Bộ GTVT đã ra quyết định cắt giảm hàng loạt các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực GTVT và ngành Hàng hải được đánh giá là lĩnh vực đã thực hiện tốt, có sự đột phá nhất. 

Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam đã thực hiện rà soát trong tổng số 189 điều kiện kinh doanh và đề xuất bỏ 87 điều kiện, sửa 36 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải, chiếm tỉ lệ 65,8%.

Đồng thời, Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất bỏ 01 giấy chứng nhận (giấy chứng nhận kinh doanh vận tải biển); đề nghị đưa ra khỏi danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 02 ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm ngành nghề nhập khẩu pháo hiệu hàng hải (thuộc ngành nghề kinh doanh các loại pháo) và thanh thải chướng ngại vật (thuộc ngành nghề bảo đảm hàng hải). 

Theo ông Nguyễn Xuân Sang - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, việc cắt, giảm lần này hướng vào những điều kiện kinh doanh vận tải biển quốc tế và nội địa, sẽ có tác động tích cực đến doanh nghiệp. Ví dụ, với điều kiện kinh doanh vận tải biển quốc tế, quy định cũ là phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu là 5 tỷ đồng thì nay được sửa theo hướng, doanh nghiệp được lựa chọn hình thức có thể mua bảo hiểm hoặc có bảo lãnh là được.

Ngoài ra, những điều kiện về nhân lực của doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế như: Người phụ trách bộ phận thực hiện công tác pháp chế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật; Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định; Thuyền viên Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn do Bộ trưởng Bộ GTVT quy định; Đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định... được Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất bỏ hẳn bởi nhân lực của doanh nghiệp nên để doanh nghiệp tự quyết định nhằm đảm bảo việc kinh doanh của chính họ, cơ quan nhà nước không cần phải can thiệp. 

Tương tự với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa cũng có những quy định như: Doanh nghiệp phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài mức bảo lãnh tối thiểu là 500 triệu đồng, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đề xuất bỏ và để cho doanh nghiệp tự chủ. 

“Chúng tôi nhận thấy, nếu đưa các điều kiện kinh doanh vào thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp khó khăn. Trước đây, mục tiêu đưa các điều kiện kinh doanh vào để tăng quy mô của doanh nghiệp lên thì nay chúng ta có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thị trường, nếu thị trường cần số lượng tàu lớn hơn số lượng tàu doanh nghiệp đang có buộc các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải phối hợp với nhau để làm. Tương tự, các điều kiện về nhân sự cũng theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp muốn kinh doanh được thì người quản lý phải có năng lực là điều tất yếu”, Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang nhấn mạnh.

"Số hóa" thủ tục hành chính

Không chỉ cắt giảm hàng loạt điều kiện kinh doanh rườm rà, trong những năm qua Cục Hàng hải Việt Nam luôn chú trọng phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ giúp công tác giải quyết thủ tục hành chính tại Cục cũng như các cảng vụ nhanh gọn, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp. 

Sau khi Bộ luật Hàng hải năm 2015 được Quốc hội thông qua, Cục đã thực hiện quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, rà soát lại quy định các thủ tục cấp phép cho tàu thuyền vào, rời cảng biển theo hướng đơn giản hóa, hạn chế phát sinh thủ tục không cần thiết. Hiện tại, tổng số thủ tục trong lĩnh vực hàng hải được công bố là 101, trong đó có 31 thủ tục được đề xuất cắt giảm. 

Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải được nghiên cứu, đề xuất thông qua phương án cắt giảm một số giấy tờ xuất trình trực tiếp bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử của cơ quan quản lý để kiểm tra, đối chiếu khi giải quyết thủ tục hành chính; sửa đổi các quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực nhằm giảm chi phí, thời gian, công sức cho người làm thủ tục khi thực hiện thủ tục hành chính. 

Trên cơ sở các thủ tục hành chính được công bố bổ sung, sửa đổi, thay thế, bãi bỏ, Cục Hàng hải Việt Nam còn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các giải pháp để cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền. Đồng thời, Cục đã xây dựng lộ trình, triển khai 58 thủ tục hành chính mức độ 2, 34 thủ tục cung cấp trực tuyến mức độ 3, 9 thủ tục về quản lý thuyền viên cung cấp trực tuyến mức độ 4.

Nhìn nhận thực tế kết quả công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành Hàng hải, theo ông Lê Văn Thức - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, thời gian qua đơn vị đã triển khai 32 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động hàng hải, giải quyết 5 thủ tục trên mạng điện tử gồm: Thủ tục tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh; thủ tục tàu thuyền vào - rời cảng. 

“Công tác cải cách thủ tục hành chính trên nền công nghệ thông tin đã rút ngắn thời gian làm thủ tục không quá 30 phút. Nếu như năm 2015, lượng tàu thuyền thông qua cảng là hơn 45.500 lượt thì đến năm 2017, con số này cán mốc gần 64.000 lượt và tính riêng 5 tháng đầu năm 2018 là hơn 30.000 lượt. Đồng thời, lượt tàu tăng giúp sản lượng hàng hóa thông qua cảng có sự dịch chuyển tốt, từ xấp xỉ 45 triệu tấn (năm 2015) lên gần 62 triệu tấn (năm 2017), gấp gần 1,5 lần. Riêng 5 tháng đầu năm 2018, sản lượng hàng hóa thông qua đạt hơn 31 triệu tấn”, ông Thức cho biết. 

Ngoài những dịch vụ công trực tuyến được triển khai, việc ứng dụng khoa học công nghệ đã và đang được Cục Hàng hải Việt Nam áp dụng trên nhiều phương diện khác như: Ứng dụng phần mềm Văn phòng điện tử; xây dựng phần mềm “Ứng dụng phổ biến thông tin hàng hải trên thiết bị thông tin di động”; Ứng dụng bản đồ số cung cấp thông tin cập nhật về bình đồ luồng hàng hải điện tử (ENC), hệ thống đèn biển, các thông báo hàng hải. Theo dự kiến, năm 2018 Cục Hàng hải Việt Nam sẽ nghiên cứu, xây dựng phần mềm cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với thủ tục hành chính cấp Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải Phần I 

Ý kiến của bạn

Bình luận