Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại chương trình. |
Phát biểu tại chương trình, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của ngành GTVT trong triển khai thực hiện Đề án xây cầu dân sinh và sự nhiệt tình, tấm lòng hảo tâm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ Chương trình.
“Thực hiện Đề án xây dựng cầu dân sinh đảm bảo ATGT trên phạm vi toàn quốc theo đúng tiến độ đã đề ra là một nhiệm vụ rất khó khăn, cần sự chung tay, góp sức,chia sẻ của cả cộng đồng và xã hội. Tôi kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với khả năng của mình hãy tiếp tục tham gia ủng hộ Chương trình Nhịp cầu yêu thương để cùng góp phần thực hiện thành công chương trình trong thời gian sớm nhất”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Nhịp cầu hạnh phúc
Cách đây gần 1 năm, Nhịp cầu yêu thương - chương trình vận động tài trợ xây dựng 186 cây cầu treo, cầu dân sinh cho 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh còn nhiều khó khăn chính thức được phát động. Từ đó đến nay, chương trình đã góp sức bắc được 187 cây cầu tại 28 tỉnh vùng sâu, vùng xa. Mỗi 1 cây cầu đều mang lại đổi thay cho các bản làng.
Để có thể chia sẻ với tất cả mọi người niềm vui, hạnh phúc của những người dân khi bao đời mơ ước có được cây cầu vững chãi đã thành hiện thực, chương trình đã phát những đoạn phóng sự ngắn về tâm tư người dân tại Bắc Cạn, làng Yên - Nghệ An và Tây Nguyên. Theo phóng sự được thực hiện ở Bắc Cạn, những cây cầu kiên cố, vững chãi đã thay thế các con đường quanh co, trơn trượt. Nếu như trước đây, các em nhỏ phải dậy từ rất sớm, mất cả tiếng đồng hồ lội suối để đến trường thì giờ đây có cầu mới, các em chỉ cần đi 8 đến 10 phút là đã tới trường. Có thể thấy rằng, bây giờ con đường đến trường của các em nhỏ Bắc Cạn cũng đã gần hơn, đường đến tới tri thức còn gần hơn nữa. Cũng nhờ đó, các em sẽ xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp hơn không chỉ cho chính các em mà còn cho gia đình. quê hương và đất nước.
Một trong số rất nhiều người dân huyện Krong Bông chia sẻ niềm vui khi cây cầu di vào sử dụng. |
Không giống như ở Bắc Cạn, phóng sự được thực hiện tại làng Yên - Nghệ An lại khiến cho mọi người ấn tượng bởi nụ cười hạnh phúc của các cụ già trong làng khi cây cầu được xây xong. Cây cầu không chỉ giúp chấm dứt cảnh ngăn sông cấm chợ của họ mà còn giúp cho đời sống kinh tế của làng Yên khá lên trông thấy. Trước kia, quá trình vận chuyển lâu nên nông sản thường bị ẩm mốc. Giờ đây ngay sau khi thu hoạch, bà con làng có thể bán được luôn nhờ đó thu nhập cũng khấm khá, nhà cửa khang trang hơn.
Có thể thấy rằng, mỗi một cây cầu được xây nên không chỉ đem lại hạnh phúc mà còn mang đến sự thay đổi về kinh tế xã hội cho những người dân ở vùng sâu, vùng xa và các vùng đặc biệt khó khăn.
Vượt lên gian khổ vì người dân
Những cây cầu hạnh phúc này không tự nhiên xuất hiện mà đó là sự góp của, góp công của toàn cộng đồng. Cây cầu cũng chính là mồ hôi công sức, sự cống hiến ngày đêm không mệt mỏi, không hề nà gian khổ của những người đi xây dựng cầu đường. Những người thợ, kỹ sư phải “ ăn nằm ở dề” ở những nơi rừng thiêng nước độc, khó khăn hiểm trở trong nhiều tháng liền để xây dựng và bắc từng nhịp cầu nối bờ vui.
Mặc dù làm cả ngày cả đêm nhưng các anh công nhân, kỹ sư xây dựng cầu treo Múc Dòm, tỉnh Tuyên Quang vẫn luôn nở nụ cười. |
Việc xây dựng cầu ở các thành phố thuận lợi bao nhiêu thì nơi rừng thiêng nước độc lại khó khăn bấy nhiêu. Những người xây cầu phải dựng lán chênh vênh trên bờ sông, làm không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm. Theo phóng sự ngắn được chương trình thực hiện tại Sơn Dương, Tuyên Quang, mặc dù đã 9 giờ tối nhưng những công nhân thi công cầu treo Múc Dòm vẫn hăng say làm việc. Bởi các anh biết rằng, mỗi một giờ làm thêm là cây cầu sẽ hoàn thành sớm hơn chừng ấy thời gian, Cho dù có mệt mỏi nhưng các anh vẫn vui vẻ làm việc, cất cao tiếng hát trong đêm tối.
Và cũng tại nơi công trường ngổn ngang ấy, các anh còn nhận được một nguồn động lực rất lớn đó là tình cảm yêu thương gắn bó của bà con. Bữa ăn của các anh cũng được bà con chuẩn bị và họ luôn sẵn sàng giúp đỡ, trông nom công trường cho các anh. Sự quan tâm, yêu thương của bà con dân tộc phần nào xoá nhoà đi những vất vả, mệt mỏi của những người đi xây dựng cầu đường.
Tiếp tục chung tay xây cầu
Hành trình mang những cây cầu treo, cầu dân sinh tới đồng bào nghèo vẫn còn tiếp tục, 4.145 cây cầu cần được xây dựng đã và đang nhận được sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Đó có thể là những đồng lương hưu ít ỏi của các cụ già, là những đồng tiền tích góp của các em nhỏ hay lòng hảo tâm của các doanh nghiệp, sự chung tay của công đồng để những vùng quê nghèo không còn ngăn sông cách trở.
Ngày càng có nhiều thêm những sự hỗ trợ ý nghĩa để cầu treo, cầu dân sinh tới với mọi bản làng. Sự hỗ trợ, quan tâm ấy không chỉ trong nước mà còn có bạn bè quốc tế. Trong đó, theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Quốc tế tại Việt Nam, Ngân hàng Quốc tế sẽ hỗ trợ kinh phí khoảng 385 triệu đô la Mỹ để xây dựng cầu và đường dân sinh cho các bản làng nghèo.
Toàn bộ các vị khách mời tại trường quay nắm chặt tay thể hiện quyết tâm chung tay góp sức nối những nhịp cầu yêu thương cho các bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa. |
187 cây cầu đã được xây dựng giúp mạng lại cuộc sống tốt hơn cho hàng trăm người dân khi việc đi lại thuận tiện, an toàn hơn. Nhưng hiện tại vẫn còn gần 4000 cây cầu cần được xây dựng trong thời gian tới. Điều đó đông nghĩa hàng triệu người dân vẫn phải chịu cảnh cuộc sống bấp bênh trên những cây cầu tạm, bên những chuyến đò chênh vênh. Do vậy toàn xã hội hãy cùng chung tay góp sức nối những nhịp cầu.
Cũng tại chương trình, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 9 tập thể đã có thành tích giúp đỡ nhân dân vùng khó khăn giảm nghèo, chung tay xây dựng Nhịp cầu Yêu thương và giao thông nông thôn.
Đại diện cho 9 9 tập thể lên nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.