Chuyên gia Mỹ: Nga vượt trội Mỹ trong kỹ thuật robot chiến đấu

Tác giả: SOHA

saosaosaosaosao
01/02/2018 07:02

Nga đã qua mặt Mỹ trong việc chế tạo các hệ thống chiến đấu không người lái, nhà phân tích quân sự Samuel Bendett tuyên bố.

 

photo1517316929663-15173169297071326177277

Ảnh: RG

Các kỹ sư Nga thực tế đã vượt qua các đối tác bên kia đại dương về việc chế tạo các phương tiện trinh sát bay không người lái: Đó là ngành ông nghiệp sản xuất hàng loạt các máy bay không người lái (UAV) dòng Eleron và Forpost. Chúng khác so với những sản phẩm cùng loại của Mỹ ở kích cỡ nhỏ, cấu trúc đơn giản và giá thành rẻ.

Nhờ giá thành rẻ nên sẽ không quá thiệt hại khi chúng bị mất trên chiến trường và được thay thế bằng các thiết bị mới - Samuel Bendett đề cập trong một bài báo đăng trên tạp chí Defense One.

Nga có UAV Orion với khả năng bay xa và có thể mang vũ khí. Nhưng tới năm 2020, Quân đội Nga sẽ nhận được các UAV chiến đấu hạng nặng từ các Tập đoàn Sukhoi và Mig.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga đang đàm phán về việc chế tạo ra một loạt các máy bay tiêm kích thu nhỏ được tích hợp được trí tuệ nhân tạo và có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp, Samuel Bendett cho biết.

Ngay cả trên mặt đất thì ưu thế của các công nghệ Nga cũng rõ ràng. Mỹ không thể chịu được việc bị vượt mặt trong việc chế tạo các thiết bị không người lái hỗ trợ bộ binh và robot kỹ thuật, chuyên gia này cho biết. Trước hết, điều này liên quan tới các vấn đề đạo đức khi sử dụng các vũ khí trí tuệ nhân tạo và nỗi sợ hãi về “sự nổi loạn của máy móc”.

Trong khi đó, Quân đội Nga đang sử dụng rộng rãi các robot rà phá mìn Uran-6, Scarab và Sphere, nhất là trong điều kiện chiến đấu ở Syria. Các biến thể robot chiến đấu hạng nặng Uran-9 và Vikhr trang bị súng máy, robot Nerekhta tầm trung và robot bánh xích không người lái Platform-M cũng đã trải qua các cuộc thử nghiệm.

Các kỹ sư người Nga không lo ngại về “sự nổi loạn của robot chiến đấu”, bởi chính con người mới quyết định sử dụng vũ khí và điều này vẫn đang ở giai đoạn thiết kế.

Vấn đề tiêu diệt mục tiêu không được robot đảm nhận. Nhiệm vụ này cần phải do con người quyết định và tôi nghĩ rằng, xu hướng này sẽ còn được duy trì áp dụng lâu dài – lãnh đạo Nhà máy chế tạo robot dòng Uran, ông Dmitry Ostapchuk cho biết.

Các robot của Nga còn tính đến các tình huống bất ngờ khác – khi mà do lỗi phần mềm hoặc do trục trặc robot có thể có các hành động thiếu điều khiển, ví dụ như đi sai đường.

Những tình huống này diễn ra phổ biến ở các sản phẩm của nước ngoài, nhưng các sản phẩm Uran của Nga đã được thiết kế các thiết bị bảo vệ thích hợp, ông Dmitry Ostapchuk nhấn mạnh.

Nga đã xóa bỏ khoảng cách trong việc chế tạo các hệ thống tự động và phát triển với nhịp độ nhanh. Còn Mỹ thì đã đến lúc phải suy nghĩ về vấn đề này, Samuel Bendett kết luận.

Ý kiến của bạn

Bình luận