Tên lửa FGM-148 Javelin |
Theo ông Alexey Khlopotov, hầu hết các thế hệ xe tăng của Nga hiện nay (vị chuyên gia này không nhắc tới loại T-14 Armata) đều chưa có khả năng tự bảo vệ với loại tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM) Javelin do Mỹ chế tạo.
Cũng theo nhà báo Alexey Khlopotov loại tên lửa của Mỹ có thể "tự tin" tiêu diệt cả những xe tăng mới nâng cấp của dòng T-72 gồm T-72B3 và T-90S. Vị chuyên gia này chỉ ra rằng cách thức hoạt động của Javelin đem lại cho nó lợi thế rất mạnh.
Cụ thể FGM-148 Javelin có phương pháp tấn công kiểu "đột nóc" tức là sau khi rời bệ phóng tên lửa sẽ bay lên độ cao 150m so với mục tiêu rồi đánh vào phần nóc xe tăng vốn là nơi có giáp mỏng nhất.
Tên lửa được trang bị với một bộ tìm kiếm ảnh hồng ngoại. Đầu đạn của tên lửa sử dụng loại nổ lõm. Tên lửa được phóng từ ống phóng vác vai, động cơ tên lửa hoạt động khi ra khỏi ống phóng và cách người bắn một khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn cho người bắn.
Javelin đã chứng minh sức mạnh của mình trong cuộc chiến Iraq lần 2 khi nó tiêu diệt hàng loạt xe tăng T-72 và Type 69 của Iraq. Hiện Mỹ đã bán loại tên lửa này cho Cộng hòa Séc và mới đây Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận bán tên lửa Javelin cho Gruzia, vốn là những quốc gia có đường biên giới với Nga.
Lo ngại của nhà báo Khlopotov không phải là không có cơ sở khi mà những xe tăng T-90 vốn được trang bị hệ thống chế áp tên lửa dẫn đường hồng ngoại Shtora-1 vẫn trở thành mục tiêu cho các loại tên lửa BGM-71 TOW của phiến quân Syria. Cần nhớ rằng TOW sử dụng phương pháp dẫn đường tương tự như Javelin mặc dùng chỉ là thế hệ cũ.
Nhà báo Khlopotov nêu lên phương pháp cấp bách hiện thời là phải nâng cấp hệ thống tản nhiệt của xe tăng để giảm bớt các tín hiệu nhiệt từ những phương tiện này. Đồng thời vị chuyên gia Nga cũng cho rằng cần có các hệ thống phòng thủ chủ động để tiêu diệt tên lửa đang bay đến xe tăng mới là biện pháp triệt để nhằm loại bỏ mối đe dọa từ tên lửa Javelin.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.