Cơ sở lý luận và thực tiễn về điều chỉnh giá cước vận tải khi giá nhiên liệu thay đổi

15/04/2015 11:07

Nội dung của bài báo là làm rõ cơ sở lý luận xác định mức độ điều chỉnh giá cước vận tải ô tô cho phù hợp thực tiễn khi giá nhiên liệu thay đổi.


Chi phí cho nhiên liệu là một trong các loại chi phí đầu vào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành vận tải nói chung và vận tải ô tô nói riêng. Trong điều kiện giá các yếu tố đầu vào khác không thay đổi và chính sách giá cước của doanh nghiệp ổn định thì khi giá nhiên liệu thay đổi đáng kể, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh giá cước cho phù hợp với các quy luật của thị trường trong bối cảnh cạnh tranh hoàn hảo.

PGS. TS. Từ Sỹ Sùa
Trường Đại học giao thông vận tải
Người phản biện: PGS. TS. Từ Trọng Tich
                                     TS. Trần Hữu Minh

Từ khóa: Giá cước vận tải, nhiên liệu, thị trường, cạnh tranh.

Abstract: Fuel cost is one of the biggest factors in the production cost (or cost price) of transport sector in general and road transport in particular.

In case other factors are not changed, ticketing policy of the company is stable, if fuel price is changed significantly, transport companies should (and need) to adjust ticket price (sale price) to competitive levels, which is the rule in market economy with fair and transparent competitiveness.

This article aims at clarifying background and method for adjustment of road transportation production cost in real life when fuel cost is changed.

Keywords: Trasport fare price, fuel, market, competition

1. Nội dung 

1. 1. Cơ sở lý luận về xác định sự biến động giá nhiên liệu đến giá thành vận tải ô tô

Trong vận tải ô tô, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn (40 – 50% tổng chi phí các yếu tố đầu vào). Do vậy, khi giá nhiên liệu thay đổi đáng kể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành vận tải. Trong bối cảnh các yếu tố đầu vào khác không biến động về giá và chính sách giá của doanh nghiệp ổn định thì việc điều chỉnh giá cước vận tải khi giá nhiên liệu thay đổi đồng nghĩa với việc xác định sự biến động (thay đổi) của giá thành vận tải.       

Giá thành vận tải ô tô được xác định theo công thức:

S = SC/SP = (SCcđ + SCbđ)/SP   (1)

Trong đó:

SC – Tổng chi phí vận tải; đ (đồng);

SCcđ – Tổng chi phí cố định, đ;

SCbđ – Tổng chi phí biến đổi, đ; trong đó, có chi phí nhiên liệu Cnl;

S – Giá thành vận tải, đ/T.Km (đối với vận tải hàng hoá); đ/HK.Km (đối với vận tải hành khách);

SP – Lượng luân chuyển, T.Km; HK.Km.

Chi phí nhiên liệu (Cnl) là một thành phần chủ yếu của SCbđ được xác định theo công thức sau:

Cnl =  SLnl. Gnl   (2)

Trong đó: SLnl – Số lượng nhiên liệu tiêu hao, lít; Gnl – Giá nhiên liệu, đ/lít.

SLnl = K1 SLchg/100 + K2 SP/1000 + K3 S Z    (3)

Trong đó:  K1 – Định mức nhiên liệu cho 100km xe chạy; lít;

K2 – Phụ cấp nhiên liệu khi xe chở có tải, lít/ 1000 TKm; lít/1000 HK.Km;

K3 – Phụ cấp nhiên liệu cho mỗi lần xe dừng; quay trở đầu xe; lít;

SLchg  – Tổng quãng đường xe chạy chung; km;

S Z – Tổng số lần dừng xe, quay trở đầu xe; lần.

Trong thực tế, trị số của K2 và K3 không đáng kể nên số lượng nhiên liệu phụ cấp thêm không đáng kể, có thể bỏ qua; do đó (3) sẽ là:

SLnl = K1 SLchg/100       (4)

Như vậy, khi giá nhiên liệu thay đổi (tăng, giảm) DGnl thì chi phí nhiên liệu (để tính giá thành) biến đổi theo công thức:

 DCnl =  SLnl. DGnl  =  DGnl.K1 SLchg/100    (5)

Từ (1) để đánh giá sự tác động của việc thay đổi giá nhiên liệu đến giá thành theo công thức:

DS =  DC /SP = DCnl /SP =  (DGnl.K1 SLchg/100). 1/SP   (6)

Từ đây, có thể rút ra được các kết luận quan trọng sau:

- Khi giá nhiên liệu thay đổi tác động (biến động) đến giá thành theo (6) nghĩa là phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại nhiên liệu phương tiện sử dụng (xăng, diezel); loại xe và chất lượng kỹ thuật của xe (K1); quãng đường xe chạy trong ngày (SLchg); năng suất và hiệu quả khai thác cụ thể của phương tiện (SP).

- Mức độ tác động do thay đổi giá nhiên liệu đến giá thành vận tải không phải là cố định mà biến đổi theo (6) và có giới hạn được lượng hóa theo hiệu quả khai thác phương tiện (SP) thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong các điều kiện khai thác phương tiện cụ thể là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc điều chỉnh giá cước vận tải.

 1.2. Điều chỉnh giá cước trong vận tải hàng hóa bằng ô tô khi giá nhiên liệu thay đổi

Trong vận tải hàng hoá bằng ô tô năng suất phương tiện SP được xác định thông qua các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật, cụ thể như sau:

SP = q. g. Lch       (7)

Do b = Lch/ Lchg nên (7) sẽ có  SP  = q. g. b. Lchg     (8)

Trong đó: 

q – Trọng tải thiết kế phương tiện – Tấn;

b – Hệ số sử dụng quãng đường;

g – Hệ số sử dụng trọng tải;

Lch – Cự ly (quãng đường) có hàng, km.

Thay các chỉ tiêu khai thác vào (6), để tìm mức độ ảnh hưởng tới giá thành:

DS =  (DGnl.K1 SLchg/100). 1/ q. g. b. Lchg     (9)

Minh họa cho trường hợp cụ thể như sau: Xe tải ISUZU, trọng tải 8,0 T, sử dụng nhiên liệu diezel với K1: 20 lít; vận chuyển hàng loại I một chiều có hàng trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng, cự ly 100 km.

Giá diezel 0,05S ngày 18.08.2014 là: 22.090 đ/lít đến ngày 22.11.2014 giảm xuống còn 18.650 đ/lít.

DS =  (DGnl.K1 SLchg/100). 1/ q. g. b. Lchg. Thay các trị số đã cho vào công thức

DGnl = 18.650 – 22.090 = – 3.340 đ/lít

K1   = 20,00 lít; SLchg = 200 km; q = 8,0 T; b = 0,50; g = 1,0

DS = -3.340. 20. 200/100. 1/8,0. 1,0. 0,5, 200 = – 133.600/800 = – 167 đ/1TKm

Theo đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giảm giá cước theo DS: – 167 đ/1TKm khi giá nhiên liệu giảm (theo số liệu minh họa).

1.3. Điều chỉnh giá cước trong vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định khi giá nhiên liệu thay đổi

Trong vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định năng suất phương tiện SP được xác định thông qua các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật, cụ thể như sau:

SP = q. g. b.hH..Lhk =  q. g. b.LM     (10)

Trong vận tải hành khách bằng tuyến cố định thì b = 1,0 nên (10) sẽ có

SP  = q. g. LM     (11)

Trong đó:

q – Sức chứa thiết kế của xe – chỗ;

b – Hệ số sử dụng quãng đường có khách;

g – Hệ số sử dụng sức chứa (trọng tải);

Lhk – Chiều dài (cự ly) chuyến đi của hành khách; km;

LM – Chiều dài hành trình; km;

hH – Hệ số thay đổi hành khách, hH ³ LM / Lhk.

Thay các chỉ tiêu khai thác vào (6), để tìm mức độ ảnh hưởng tới giá thành:

DS =  (DGnl.K1 SLchg/100). 1/ q. g. LM      (12)

Minh họa cho trường hợp cụ thể như sau: Xe khách Hyundai, sức chứa (trọng tải) 40 chỗ, sử dụng nhiên liệu diezel với K1: 30 lít; vận chuyển hành khách trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng, cự ly tuyến dài 100km.

Giá diezel 0,05S ngày 18.08.2014 là 22.090 đ/lít đến ngày 22/11/2014 giảm xuống còn 18.650 đ/lít.

DS =  (DGnl.K1 SLchg/100). 1/ q. g. b. LM. Thay các trị số đã cho vào công thức

DGnl = 18.650 – 22.090 = – 3.340 đ/lít

K1   = 20,00 lít; SLchg = LM = 100 km; q = 40 chỗ; b = 1,0; g = 0,80

DS = -3340.30.100/100.1/40.0,8.1,0.100 = – 100.200/3.200 = – 31,31 đ/1HK.km

Theo đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giảm giá cước theo DS: – 31,31 đ/1HK.Km khi giá nhiên liệu giảm.

1.4. Điều chỉnh giá cước taxi khi giá nhiên liệu thay đổi

Trong vận tải taxi năng suất phương tiện SP được xác định theo số km được trả tiền, cụ thể như sau:

SP = b. Lchg        (12)

Trong vận tải taxi b = 0,50

Thay các chỉ tiêu khai thác vào (6), để tìm mức độ ảnh hưởng tới giá thành:

DS =  (DGnl.K1 SLchg/100). 1/ b. Lchg       (13)

Minh họa cho trường hợp cụ thể như sau: Xe taxi 4 chỗ, sử dụng nhiên liệu: Xăng RON 95 với K1: 08 lít; quãng đường ngày đêm 300km.

Giá xăng RON 95 ngày 18.08.2014 là 24.800 đ/lít đến ngày 22/11/2014 giảm xuống còn 23.660 đ/lít.

DS =  (DGnl.K1 SLchg/100). 1/b. Lchg. Thay các trị số đã cho vào công thức:

DGnl = 23.660 – 24.800 = – 1.140 đ/lít

K1 = 08 lít; SLchg = 300 km; β = 0,50.

DS = – 1140. 8.300/100.1/0,50.300 = – 27.360/150 = – 182,40 đ/1km

Theo đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giảm giá cước bình quân: – 182,40 đ/1km khi giá nhiên liệu giảm theo số liệu đã nêu.

2. Kết luận

Giá cước vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng ô tô nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của xã hội, đặc biệt khi giá nhiên liệu giảm. Bài báo đã xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn để lượng hóa mức độ tác động của yếu tố giá nhiên liệu thay đổi (tăng, giảm) thì khả năng có thể điều chỉnh (tăng, giảm) giá cước của doanh nghiệp phù hợp điều kiện khai thác cụ thể để vừa tôn trọng quyền lợi của hành khách, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp o

 

Tài liệu tham khảo 

[1]. PGS. TS. Từ Sỹ Sùa (2010), Thương vụ vận tải, NXB. GTVT Hà Nội.

[2]. Alexandrov L. M (1990), Vận tải hành khách (bản tiếng Nga), NXB. Transport, Matxcơva.

Ý kiến của bạn

Bình luận