Có địa phương 50% xăng được kiểm tra kém chất lượng - ẢNh: NA |
Nhận định tình hình xăng dầu gian lận diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý, ông Linh cho biết đã phát hiện nhiều vụ việc quy mô lớn như tháng 10-2017 phát hiện pha chế, tiêu thụ 2 triệu lít tại Nghệ An, năm 2019 triệt phá đường dây pha chế xăng giả tạo A95 và E5 trên thị trường của Trịnh Sướng…
Theo đó, từ năm 2018 đến nay đã kiểm tra, xử lý 5.000 vụ việc, tước quyền sử dụng 37 giấy phép… địa bàn tương đối phổ biến như tỉnh miền Tây Nam bộ, Trung bộ và một số tỉnh phía Bắc.
Việc xử lý hành vi vi phạm điển hình là bán xăng dầu kém chất lượng qua hệ thống, kinh doanh xăng dầu khi giấy chứng nhận đã hết hiệu lực, hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện, bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xăng dầu nhập lậu, tác động đến phương tiện đo để làm sai lệch, buôn lậu bất chính…
Ông Linh khẳng định Tổng cục quản lý thị trường đã kiểm tra, kiểm soát từ đầu năm 2019, phối hợp một vài tỉnh phát hiện có địa phương có tới 50% mẫu xăng dầu khi kiểm tra kém chất lượng.
Ông Bùi Minh Tiến - Tổng giám đốc Tổng công ty Lọc dầu Dung Quất - cho biết tình trạng buôn bán xăng dầu giả, dầu lậu gian lận thương mại ảnh hưởng đến nhà sản xuất chân chính.
Theo ông Tiến, các doanh nghiệp như Dung Quất, Nghi Sơn (thuộc PVN) hiện sản xuất đưa ra thị trường 6,5 triệu mét khối xăng dầu năm 2019, đáp ứng được 30% nhu cầu.
Ông Nguyễn Anh Toàn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cho rằng khâu tiềm ẩn nguy cơ gian lận xăng dầu nhất là bán lẻ. Ở thành phố lớn kiểm tra chặt thì xác xuất gian lận thấp nhưng vùng sâu xa thì khó khăn quản lý.
"Chúng tôi có quy trình chặt chẽ từng khâu, lấy mẫu, kiểm định chất lượng, tự kiểm tra tại cửa hàng, lưu mẫu đầy đủ… để rủi ro thì phân định trách nhiệm. Nhưng đây là mặt hàng nhạy cảm nên người tiêu dùng cần lưu ý hơn khi lựa chọn sử dụng. Có 600 cửa hàng, với chương trình giám sát quản lý cửa hàng, giúp nâng cao sản lượng bán lẻ tăng mạnh và phản ứng người tiêu dùng tích cực" - ông Toàn nói.
Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ KH&CN) cho biết theo quy định việc nhập khẩu xăng dầu chính ngạch, xăng dầu sản xuất trong nước phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia mới được lưu thông trên thị trường.
Với xăng dầu lưu thông sẽ phải kiểm tra theo quy định, đảm bảo chất lượng trong suất quá trình nhập khẩu, đưa lưu kho từ thương nhân pp đến đại lý, tổng đại lý, với tất cả các khâu, từ đó cơ quan quản lý tiến hành thanh kiểm tra đột xuất.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.