Còn có một Hiroshima khác

Xã hội 08/08/2015 07:04

Cách đây 70 năm, vào ngày 6/8/1945, Mỹ đã ném quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima khiến hơn 130,000 người chết. Để tưởng niệm ngày này, Bảo tàng tưởng niệm hoà bình Hiroshima đã thu thập hàng ngàn bản vẽ được thực hiện bởi những người sống sót của vụ đánh bom.

150717160230-01-hiroshima-70th-anniversary-drawingNạn nhân còn sống sót Hideo Kimura đã vẽ lại khung cảnh các bạn cùng lớp bị bỏng và la hét. Một số người bị mắc kẹt dưới những cái cổng nặng và nhà cửa, còn một số khác ở dưới sông đang cố gắng bám vào những viên đá kè bờ.

150717161842-02-hiroshima-70th-anniversary-drawingBức vẽ của Akira Onogi tái hiện lại khung cảnh một người phụ nữ bị cột nhà đè lên mình. Bên cạnh người phụ nữ là một cô gái thổn thức cầu xin sự giúp đỡ từ người hàng xóm. Nhưng người hàng xóm không thể di chuyển chiếc cột.

150717162240-03-hiroshima-70th-anniversary-drawingChisaco Sasaki đã vẽ lại một cô gái bên trong cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà đang bốc cháy. Cô tâm sự không bao giờ có thể quên được cảnh tượng cô gái gào khóc xin giúp đỡ.

150717163042-07-hiroshima-70th-anniversary-drawingSueko Sumimoto nhớ hình ảnh một người mẹ đứng trên chiếc cầu gào thét tên con mình trong khi những xác chết của các sinh viên đang trôi dưới dòng sông.

150717162806-06-hiroshima-70th-anniversary-drawingNạn nhân còn sống sót Asako Fujise vẽ lại khung cảnh một hầm trú bom được sử dụng làm bệnh viện tạm thời. "Nó bao trùm bởi những tiếng rên rỉ, mùi thuốc khử trùng hoà quyện với mùi mồ hôi", Fujise cho biết.

150717163545-10-hiroshima-70th-anniversary-drawingNgười lính hướng dẫn không được đưa nước cho những nạn nhân bị bỏng, nó sẽ làm tình thế của họ xấu đi. Keiji Harada nhớ có một cô gái hỏi xin nước. "Trong khi tôi gấp gáp đưa nước cho họ, một người cảnh sát đã quát tôi dừng lại. Khi tôi nhớ ra, tôi thực sự tiếc vì đã tuân theo. Tôi nên tìm ra cách để giúp đỡ họ", Harada chia sẻ.

150717163415-09-hiroshima-70th-anniversary-drawingKhông phải tất cả các bức vẽ đều chỉ tái hiện lại những ký ức buồn, Masaru Shimizu nhớ lại khoảnh khắc mình được nhận những tá quýt đông lạnh từ những người lính. "Tôi đã tặng một số cho những người bị thương nặng trong vụ đánh bom", cô cho biết.

150717163224-08-hiroshima-70th-anniversary-drawingHiroharu Kono đã vẽ một bức tranh kể lại câu chuyện cô đi tìm kiếm gia đình mất tích của mình. Ba ngày sau khi bị đánh bom, cô đã đến nơi mà gia đình cô từng ở. "Lửa vẫn tiếp tục cháy ở một số nơi, những con đường quá nóng, tôi khó có thể băng qua", cô chia sẻ. Sau khi đào bới, Kono tìm thấy xương của người anh trai, chị gái và đứa trẻ 3 tuổi, họ đều bị chết cháy. "Tôi đã chắp hai tay và chỉ biết cầu nguyện Đức Phật. Tôi khóc và chỉ biết khóc", cô chia sẻ thêm.

150717164121-12-hiroshima-70th-anniversary-drawingNhững người sống sót bị thương được đưa lên tàu để đi khỏi thành phố đã bị phá huỷ. "Phần lớn mọi người đều bị thương, những người bị bỏng đều được quấn thuốc màu trắng. Có rất nhiều người bị băng bó, họ phải đợi dưới cái nóng thiêu đốt của mặt trời để chờ khởi hành", Kazuo Koya cho biết.

Ý kiến của bạn

Bình luận