Ở độ sâu 4.000m dưới bề mặt Đại Tây Dương, muối và vi khuẩn đã ăn mòn các bộ phận của tàu Titanic. Ảnh: ATLANTIC PRODUCTIONS /PA |
Nằm ở độ sâu gần 4.000m dưới bề mặt Đại Tây Dương, trong nước lạnh một độ, muối và vi khuẩn ăn kim loại đã ăn mòn các bộ phận của cấu trúc tàu Titanic.
Nhóm thợ lặn đã phát hiện phần thân tàu gần khu vực của các sĩ quan bên mạn phải đã bắt đầu sụp đổ. Khu vực nơi ở bên trong khoang tàu sang trọng của cũng đã tan rã.
Nhà sử học Titanic, Park Stephenson, nói rằng sự hư hỏng của con tàu thực sự đã "gây sốc". Thêm vào đó: "Toàn bộ ô cửa trên boong tàu ở phía phải đang sụp đổ và sự ăn mòn đang tiếp tục với tốc độ nhanh. Khoang thuyền trưởng là một hình ảnh được yêu thích đối với những người đam mê Titanic, giờ đã biến mất."
Nhà khoa học Lori Johnson nêu lên mối lo ngại rằng xác tàu có thể bị mất mãi mãi, ông nói rằng: "Tương lai của xác tàu sẽ tiếp tục xấu đi theo thời gian, đó là một quá trình tự nhiên. Đây là một loại vi khuẩn tự nhiên ăn mòn sắt khiến quá trình tan rã xác tàu kết thúc nhanh hơn".
Nhà thám hiểm Victor Vescovo, giám đốc điều hành của Caladan Oceanic, cho biết ông "chưa hoàn toàn chuẩn bị" tinh thần để nhìn thấy cảnh tượng đổ nát như thế này.
Ông nói thêm: "Thật là lạ thường khi nhìn thấy tất cả và khoảnh khắc tuyệt vời nhất đã đến khi tôi đi dọc theo con tàu Titanic và ánh sáng rực rỡ của chiếc tàu lặn phản chiếu từ một cánh cổng và quay lại ngay - giống như con tàu nháy mắt với tôi. Thật tuyệt vời!".
Bằng tàu ngầm, các nhà thám hiểm đã thực hiện năm lần lặn trong 8 ngày đến tận nơi con tàu Titanic chìm, nằm khoảng hơn 595 km về phía nam Newfoundland, Canada.
Được biết, tàu Titanic được nhà máy đóng tàu Harland và Wolff của Belfast đóng, đã chìm sau khi va phải một tảng băng trong chuyến đi đầu tiên từ TP Southampton đến TP New York vào năm 1912, dẫn đến cái chết của hơn 1.500 người.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.