Theo BGR, kể từ khi triển khai các camera hình ảnh nhiệt và phần mềm phát hiện con người cách đây 9 tháng, hơn 20 kẻ săn trộm đã bị bắt giữ ở Maasai Mara của Kenya. Công nghệ này cũng đã được sử dụng để bắt 2 kẻ săn trộm khác tại một công viên quốc gia không được tiết lộ tên ở Kenya.
Vào tháng Ba vừa qua, WWF đã làm việc với đơn vị kiểm lâm Mara Conservancy và Kenya Wildlife Service để lắp đặt hệ thống hình ảnh nhiệt FLIR Systems cho một đơn vị bảo vệ động vật hoang dã cơ động. Công nghệ này sau đó cũng đã được cài đặt cùng phần mềm phát hiện con người trong một công viên khác cũng ở nước này.
Theo ông Colby Loucks – người đứng đầu dự án công nghệ chống tội phạm về động vật hoang dã (Wildlife Crime Technology Project - WCTP) của WWF- cho biết rằng những người bảo vệ động vật hoang dã hiện nay đã có được sự giúp đỡ vô cùng cần thiết. Những công nghệ đột phá này cho phép họ tìm kiếm những kẻ săn trộm 24 giờ mỗi ngày, với khoảng cách xa đến cả dặm và trong bóng tối.
Nạn săn trộm hiện nay đặt ra một mối đe dọa lớn đối với động vật hoang dã châu Phi. Chẳng hạn săn trộm tê giác đã ở mức kỷ lục trên khắp lục địa, và số lượng những chú voi hoang mạc đang giảm nhanh chóng như một kết quả tất yếu của nhu cầu buôn bán ngà voi.
"Và công nghệ này là vô giá trong việc giám sát ban đêm. Khả năng kiểm lâm phân biệt những kẻ săn trộm tiềm năng từ một khoảng cách lớn đã được rút ngắn đáng kể. Ba người cuối cùng mà đội chúng tôi đã vây bắt vô cùng sửng sốt vì không ngờ có thể bị phát hiện dễ dàng." - Brian Heath, Giám đốc trung tâm bảo tồn Mara cho biết.
WWF và FLIR Systems đang mở rộng việc sử dụng công nghệ hình ảnh nhiệt trong các công viên châu Phi. Công nghệ này cũng đã được cài đặt lên các máy bay không người lái (drone) và các chuyến bay thử nghiệm chống săn trộm đã bắt đầu vào tháng trước ở Malawi và Zimbabwe.
WWF nói với FoxNews rằng họ có kế hoạch sử dụng công nghệ tại 20 địa điểm khác ở châu Phi và châu Á. Hiện nay, dự án WCTP được Google hỗ trợ khoảng 5 triệu đô.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.