Đội ngũ kỹ sư Việt Nam làm chủ công nghệ thi công cầu |
Thời gian qua, ngành GTVT đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị có tầm chiến lược quan trọng này cần có quyết tâm cao, huy động đồng bộ mọi tiềm lực của toàn ngành GTVT, trong đó có phần đóng góp quan trọng của công tác khoa học công nghệ (KHCN).
Theo PGS. TS. Hoàng Hà - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ GTVT), thời gian qua Bộ GTVT đã chỉ đạo xây dựng chiến lược, triển khai thực hiện nhiều giải pháp, chương trình hành động, kế hoạch, lộ trình đổi mới công nghệ... cụ thể để phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả ứng dụng KHCN vào thực tế sản xuất trong tất cả các lĩnh vực của Ngành nhằm mục tiêu: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN; lựa chọn nghiên cứu phát triển các công nghệ tiên tiến, phù hợp áp dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo được sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và hội nhập quốc tế; góp phần quyết định vào tốc độ tăng trưởng bền vững của Ngành...
Với mục tiêu chiến lược phát triển KHCN của ngành GTVT là xây dựng hệ thống giao thông thông minh, thân thiện môi trường; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác quy hoạch, khảo sát thiết kế; làm chủ công nghệ thi công, công nghệ quản lý, bảo trì khai thác công trình giao thông tiên tiến, ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng các công trình, đây là tiền đề quan trọng để hoạt động KHCN ngành GTVT phát triển trong thời gian tới.
Thi công cọc vây ống thép tại dự án cầu Nhật Tân |
Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện, cập nhật, chuyển đổi, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn; công tác đề xuất, tuyển chọn, triển khai các đề tài, nhiệm vụ KHCN được đổi mới hoàn thiện thêm một bước; thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động KHCN theo cơ chế doanh nghiệp, tạo lập thị trường công nghệ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công; phối hợp liên ngành tập trung giải quyết những vấn đề kỹ thuật công nghệ bức thiết...
Bên cạnh đó, các đơn vị của Ngành đã phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức đánh giá tổng kết các công trình nghiên cứu như: Công nghệ tái sinh nguội bê tông nhựa tại chỗ bằng bi-tum bọt và xi măng (ban hành Quyết định số 2599/QĐ-BGTVT ngày 7/9/2017 Quy định tạm thời về thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp tái sinh nguội bê tông nhựa tại chỗ bằng bi-tum bọt và xi măng trong kết cấu áo đường ô tô); tiếp tục triển khai công nghệ cào bóc tái sinh nguội (bằng xi măng, nhũ tương, bi-tum bọt) trong các dự án bảo trì đường bộ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ Microsurfacing trong các dự án bảo trì quốc lộ (QL49, QL54, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, QL2)...
Các đơn vị tiếp tục ứng dụng sản phẩm đề tài nghiên cứu chế tạo tà vẹt bê tông dự ứng lực đặt ray phòng mòn, chống trật bánh trên khổ đường lồng tại các đường cong có bán kính nhỏ hơn 300m (thay thế cho tà vẹt gỗ), đảm bảo kỹ thuật, kéo dài tuổi thọ, tiết kiệm và bảo vệ môi trường; lắp đặt thử nghiệm hệ thống phòng vệ tự động trên các đường ngang đường sắt đảm bảo ATGT; ứng dụng hệ thống giám sát tàu bay và phương tiện trên sân bay theo phương thức đa điểm công nghệ MLAT trong hàng không; thiết kế chế tạo các thiết bị, máy móc trong nước (thay thế nhập khẩu) như: Máy thử mỏi cho tà vẹt, phương tiện hỗ trợ cho người tuần đường trong đường sắt; hệ thống kiểm tra và thử nghiệm một số động cơ thủy lực trong GTVT; máy luồn cáp dự ứng lực; các thiết bị thử nghiệm trong lĩnh vực đăng kiểm (thử nghiệm vành, kính, ắc quy...).
Tiếp đó, cần triển khai đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm công nghệ và quản lý nghiệp vụ cảng vụ thông qua danh bạ trực tuyến cảng/bến thủy nội địa; quản lý hạ tầng: Triển khai thử nghiệm lắp đặt 12 trạm đo mực nước tự động tại một số tuyến sông để cung cấp thông tin trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp; đèn báo hiệu lắp đặt GPS trên hệ thống phao tiêu báo hiệu đường thủy nội địa được số hóa; hải đồ điện tử đường thủy I-ENC; hệ thống thiết bị nhận dạng tự động (AIS) cho các phương tiện đường thủy.
Quản lý nghiệp vụ hàng hải thông qua cơ sở dữ liệu đăng ký tàu biển, cơ sở dữ liệu về quản lý thuyền viên, cơ sở dữ liệu về các tuyến luồng hàng hải và hệ thống đèn biển; quản lý nghiệp vụ hàng không thông qua ứng dụng phần mềm CASORT liên quan đến cơ sở dữ liệu tàu bay và giám sát viên an toàn bay, hệ thống tự động quản lý không lưu (ATM), hệ thống tích hợp xử lý kế hoạch bay và dữ liệu bay, hệ thống xử lý điện văn không lưu (AMHS), các hệ thống SIM công nghệ 3D phục vụ công tác huấn luyện, đào tạo; hệ thống đặt vé giữ chỗ toàn cầu (Galileo, Amadeus), hệ thống làm thủ tục hành khách (Sabres) của các hãng hàng không, hệ thống thông tin hành khách trước chuyến bay (APIS) tại các cảng vụ hàng không, hệ thống CUTE (Common Use Terminal Equipment) làm thủ tục hành khách tại các cảng hàng không
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.