Sự nở rộ của các nhà máy nhiệt điện khiến nhu cầu tiêu thụ than ở Việt Nam tăng cao. Ảnh: mbss.co.id |
Thỏa thuận được ký kết trước sự chứng kiến của Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến thăm chính thức đất nước vạn đảo từ ngày 22 đến 24/8, tờ Bưu điện Jakarta đưa tin.
“Cảng này sẽ được sử dụng để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Indonesia, đặc biệt là than”, Lutfi Ismail, thành viên Ban điều hành PT Intra Asia Indonesia cho biết.
Khi đi vào hoạt động, cảng này sẽ có công suất bốc dỡ 15 đến 20 triệu tấn than mỗi năm, qua đó giảm chi phí vận chuyển than nhập từ Indonesia, Ismail nói.
Việc xây dựng cảng này sẽ hỗ trợ đắc lực việc xuất khẩu than từ Indonesia sang Việt Nam, và giúp đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện.
Việt Nam trong vài năm gần đây đã phải nhập khẩu than do nhu cầu trong nước tăng cao. Bên cạnh Úc, Indonesia hiện là một trong những nước xuất khẩu than với khối lượng khá lớn sang Việt Nam.
Số liệu của Tổng cục Hải Quan cho thấy, Việt Nam đã nhập 7,92 triệu tấn than đá trị giá 801 triệu USD trong 7 tháng đầu năm nay, giảm 5,1% về lượng nhưng tăng 49,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự kiến, riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ nhập khẩu khoảng gần 5 triệu tấn than trong năm 2017. Con số này sẽ tăng lên 11 triệu tấn vào năm 2020 và 19 triệu tấn vào năm 2025, tương đương 1/3 tổng lượng than nhập khẩu của Việt Nam.
Hiện tại, ngoài EVN, có các nhà máy nhiệt điện của các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, PV Power và TKV cũng phải nhập khẩu than từ quốc tế.
Theo quy hoạch ngành than, đến năm 2020, nhu cầu than cho sản xuất trong nước khoảng 75 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn than trong nước chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu đó. Theo đó, Việt Nam dự kiến phải nhập khoảng 120 triệu tấn than vào năm 2030.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.