CSGT đang thực hiện chuyên đề xử lý vi phạm tốc độ trên đường Mai Chí Thọ |
Cho xem ngay hình ảnh
Trường hợp người chạy xe quá tốc độ yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi hình để kiểm tra xem đó phải là mình hay không thì CSGT phải cho người vi phạm xem ngay nếu đã có kết quả tại chỗ.
Nhiều trường hợp CSGT khi xử lý vi phạm thường gặp phải tranh cãi với người chạy xe vì người chạy xe không chấp nhận lỗi vi phạm của mình. Trong đó, tranh cãi nhiều nhất là việc CSGT lập biên bản các loại xe vi phạm về tốc độ. Vậy người chạy xe khi bị CSGT lập biên bản về hành vi chạy quá tốc độ có quyền được yêu cầu xem bằng chứng vi phạm tại chỗ hay không?
Theo một lãnh đạo Đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) việc xem lại hình ảnh vi phạm được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA như sau:
Nhiều người lưu thông trên đại lộ nghìn tỉ Mai Chí Thọ (quận 2, TP.HCM) khi nhìn thấy chốt CSGT đang kiểm tra tốc độ đã bất chấp nguy hiểm bất ngờ quay đầu xe chạy ngược chiều dù chưa biết mình có vi phạm tốc độ hay không.
Khi đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát phải lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.
Trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó.
Trường hợp CSGT chưa thể cung cấp ngay hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm thì phải lập biên bản tại thời điểm đó và ghi rõ chưa thể cung cấp hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm. Đồng thời CSGT hẹn người vi phạm đến trụ sở hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để cung cấp hình ảnh lỗi vi phạm.
Khi người vi phạm có mặt tại nơi hẹn thì CSGT hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cung cấp hình ảnh bắn tốc độ tại thời điểm dừng xe, sau đó ra quyết định xử phạt. Trường hợp CSGT không cung cấp được hình ảnh vi phạm mà làm ảnh hưởng đến công việc của người “vi phạm” thì CSGT phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điểm bắn tốc độ và xử phạt thường cách xa nhau
Vị lãnh đạo này cũng cho biết, tại TP.HCM, cán bộ cầm máy bắn tốc độ và tổ CSGT xử phạt thường đứng cách nhau 200 – 300m, tại một số tỉnh khác khoảng cách này có thể dao động từ 3km đến 30km tùy địa bàn.
Bên cạnh đó, người vi phạm khi bị CSGT lập biên bản mà muốn nộp phạt qua bưu điện thì ngay thời điểm bị CSGT lập biên bản, người vi phạm sẽ đăng ký với cơ quan công an bằng hình thức ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm (cơ quan công an lưu giữ) để chuyển đến bưu điện. Sau đó, người vi phạm đến bưu điện gần nhất để đăng ký và nộp tiền (bao gồm tiền phạt cùng với phí dịch vụ).
Người vi phạm sẽ được nhận lại tất cả giấy tờ trong thời gian tối đa từ 2 - 3 ngày (trên địa bàn TP.HCM) và 5 ngày (đối với các tỉnh khác).
Chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu? Đối với người điều khiển xe máy: - Chạy quá tốc độ từ 5 – 10km: phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. - Chạy quá tốc độ từ 10 – 20km: phạt tiền từ 500.000 – 1 triệu đồng. - Chạy quá tốc độ từ 20km trở lên: phạt tiền từ 3 – 4 triệu đồng, tước GPLX 1 – 3 tháng. Đối với người điều khiển ô tô: - Chạy quá tốc độ từ 5 – 10km: phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng. - Chạy quá tốc độ 10 – 20km: phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng. - Chạy quá tốc độ từ 20 – 35km: phạt tiền từ 5 – 6 triệu đồng. - Chạy quá tốc độ từ 35km trở lên: phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tạm tước quyền sử dụng GPLX 1 - 5 tháng tùy trường hợp vi phạm. Riêng trường hợp vi phạm quá tốc độ từ 35 km trở lên bị tạm giữ phương tiện 7 ngày. |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.