Cty con của FLC bị khách hàng tố "dập lại date" bánh kẹo

Doanh nhân 23/09/2015 10:14

Nhiều khách hàng đã gửi công văn yêu cầu KLF phải giải thích và đền bù thiệt hại về việc bán hàng dập lại date - hạn sử dụng cho đối tác.

 

ông văn công ty Nhà Phát gửi sang KLF thông báo mặ
Công văn công ty Nhà Phát gửi sang KLF thông báo mặt hàng đã bị dập lại date.

Trong thời gian qua, Công ty cổ phần liên doanh đầu tư quốc tế KLF (thuộc tập đoàn FLC) triển khai thêm một số mặt hàng bánh kẹo phân phối cho các đối tác trong nước.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đã có nhiều công ty gửi văn bản thông báo cách làm ăn mập mờ khiến đối tác của KLF chịu nhiều thiệt hại và mất mất uy tín với khách hàng.

Ngày 12/9/2015, ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Nhà Phát (trụ sở Q. Cầu Giấy – TP. Hà Nội) gửi công văn sang KLF thông báo về việc “một số loại bánh kẹo nhập của Công ty cổ phần đầu tư quốc tế KLF đã bị dập lại date”.

Cụ thể, ngày 12/8/2015 công ty Nhà Phát có nhập của KLF 18 chủng loại bánh kẹo với tổng giá trị giao dịch lên tới gần 314 triệu đồng.

Đến ngày 11/9/2015, Nhà Phát có xuất đơn hàng nhập từ KLF cho một siêu thị trên địa bàn TP. Hà Nội. Sau đó siêu thị này trả lại toàn bộ hàng với lý do “hàng đã dập lại date”.

Chị Thủy – Nhân viên kho của công ty Nhà Phát cho biết: “Lần đầu tiên chúng tôi giao dịch với KLF đã xảy ra sự cố như thế này. Chúng tôi không biết phải giải thích như thế nào với khách hàng của mình nên đã gửi công văn sang phía KLF đề nghị họ kiểm tra, rà soát và có phương án hỗ trợ đền bù thiệt hại cho chúng tôi”.

Sản phẩm do KLF phân phối cho công ty Nhà Phát với
Sản phẩm do KLF phân phối cho công ty Nhà Phát với vết xóa date (Ảnh chụp ngày 21/9/2015).

Với sự bức xúc trên khuôn mặt, chị Thủy lấy một số sản phẩm nhập từ KLF ra cho xem, chị Thủy dùng tay cạo nhẹ lên dòng date trên từng sản phẩm thì màu mực bị phai và mờ đi một cách dễ dàng.

“Bình thường date trên sản phẩm rất khó bong tróc. Nhưng các gói hàng nhập từ KLF thì lại rất dễ xóa. Nhiều cơ sở chỉ cần đề mặt hàng khác lên dòng date của những gói bánh kẹo này, sau vài ngày là dòng date trên sản phẩm của KLF đã không còn nữa.

Cũng theo chị Thủy, sau khi gửi công văn sang phía KLF nhưng cho đến ngày 21/9 phía công ty Nhà Phát chưa có buổi làm việc chính thức nào với KLF.

“Họ chỉ gọi điện nói vài câu rồi không có ý kiến gì thêm. Từ đó đến nay, KLF vẫn cứ ím lặng như không có chuyện gì xảy ra. Trong khi đó, toàn bộ hàng hóa của họ chúng tôi vẫn để trong kho mà không giám bán cho khách hàng vì sợ mất uy tín” – chị Thủy nói.

Ngoài công ty Nhà Phát, một số công ty khác nhập hàng bánh kẹo của KLF cũng đang trong tình cảnh tương tự nhưng lại chưa nhận được lời giải đáp thỏa đáng từ phía nhà cung cấp. Hành động này của KLF khiến cho đại diện các công ty rất bức xúc.

Dòng date mỗi sản phẩm một kiểu trên sản phẩm của
Dòng date mỗi sản phẩm một kiểu trên sản phẩm của KLF.

Theo khảo sát của Đất Việt trong thời gian giưa tháng 9/2015, mặt hàng bánh kẹo do Công ty cổ phần đầu tư quốc tế KLF (thuộc tập đoàn FLC) đang lưu thông ngoài thị trường đều xóa date rất dễ dàng, phần thông tin date không thống nhất, chỗ viết cao, chỗ viết thấp; khoảng cách các dòng chữ “made in Korea” và ngày sản xuất giữa các date là khác nhau. Hay bằng mắt thường cũng có thể nhìn rõ phần date mập mờ bởi date cũ và mới.

Sở hữu chéo kiểu mới

Được biết, Công ty cổ phần liên doanh đầu tư quốc tế KLF là thành viên của Tập đoàn FLC. Kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đào tạo, du lịch, thể thao và... sữa kẹo.

Thời gian vừa qua, bộ ba FLC, KLF và FIT nổi danh trên sàn chứng khoán với khả năng huy động vốn nhanh chóng mặt. Lên sàn trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9-2013, chưa đầy 18 tháng sau FLC đã phát hành cổ phiếu ba đợt, nâng vốn điều lệ từ 772 tỉ đồng lên 3.749 tỉ đồng; KLF từ 260 tỉ lên 1.517 tỉ đồng; FIT từ 150 tỉ lên 982 tỉ đồng.

Chưa hết, trong kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra đầu tháng 3/2015, KLF đã thông qua nghị quyết tăng vốn lên 3.685 tỉ đồng. Còn FLC chuẩn bị tăng vốn lên 8.398 tỉ đồng.

Cả 3 công ty này đều đầu tư đa ngành. Doanh nghiệp nào phàn nàn thời nay khó phát hành cổ phiếu, có lẽ phải cắp cặp tới học tập những công ty trên! Bài học đầu tiên có tên sở hữu chéo.

Chính vì các công ty sở hữu một tỷ lệ nhất định cổ phần của nhau, rồi lại cùng tham gia sở hữu những công ty khác, mà có thể gọi chính xác là “thâu tóm” hợp pháp qua con đường mua bán cổ phiếu công khai, nên việc phát hành cứ như ma trận. Vốn càng to, ma trận càng phức tạp. Điều này đang khiến Ủy ban Kiểm tra Chứng khoán nhà nước để ý và đặt ra nhiều nghi ngờ.

Theo TBKTSG

Ý kiến của bạn

Bình luận