Cùng tưởng niệm và chung tay đẩy lùi nỗi đau TNGT

30/11/2019 07:34

Các hoạt động hưởng ứng ngày “Thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT” được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả nhằm chung tay xoa dịu nỗi đau TNGT.

 

1

Đẩy lùi nỗi đau

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, năm 2018 số người thiệt mạng vì TNGT đã giảm xuống dưới 8.000 người. Trong năm 2019, TNGT liên tục tiếp đà giảm mạnh cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương và là năm có nhiều tháng giảm kỷ lục về số người tử vong do TNGT từ trước đến nay.

Qua đó có thể thấy, mặc dù môi trường giao thông tại Việt Nam đang ngày càng trở nên an toàn, văn minh hơn nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, mỗi ngày vẫn có hơn 20 người ra khỏi nhà và không bao giờ quay trở về nữa, cùng với đó là hàng chục nghìn người không thể tiếp tục cuộc sống bình thường bởi thương tật do TNGT mang lại. 

Nỗi đau ấy không chỉ giày xéo các nạn nhân mà còn là nỗi ám ảnh đeo đẳng cho những người thân của họ. Mặt khác, TNGT còn mang tới những hệ lụy về nguy cơ đói nghèo, xói mòn thành quả phát triển của đất nước. Chính vì vậy, “cuộc chiến” kéo giảm TNGT luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả nước và không thể lơ là dù chỉ một phút.

Trên thế giới, TNGT cũng vẫn đang là vấn đề xã hội bức xúc và là một thách thức mang tính toàn cầu với khoảng 1,3 triệu người chết, 50 triệu người bị thương, thiệt hại 02% GDP (hơn 1.500 tỷ USD) mỗi năm. Năm 1993, Tổ chức Hòa bình Đường bộ (Road Peace) đã khởi xướng “Ngày Thế giới tưởng nhớ các nạn nhân TNGT đường bộ”. Ngày 27/10/2005, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chính thức công nhận và chọn ngày chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 11 hàng năm là Ngày Thế giới Tưởng niệm nạn nhân tử vong vì TNGT trên toàn thế giới. 

Theo ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, ngày kỷ niệm này đã trở thành một công cụ quan trọng trong nỗ lực chung của toàn cầu nhằm cải thiện ATGT. Đây cũng là cơ hội nhằm thu hút sự chú ý của toàn cộng đồng đến những tổn thất to lớn về tinh thần và kinh tế do TNGT gây ra, tưởng nhớ các nạn nhân của TNGT và vinh danh các dịch vụ cứu hộ và hỗ trợ.

Tại Việt Nam, lần đầu tiên Ủy ban ATGT Quốc gia phát động kế hoạch hưởng ứng ngày này là ngày 19/11/2012. Từ năm 2013, sự kiện tưởng niệm được tổ chức thường niên trong phạm vi cả nước nhằm tưởng nhớ những đồng bào không may qua đời vì TNGT. Thông điệp chính gửi đến toàn xã hội là lời cảnh báo về những mất mát, thiệt hại to lớn mà từng gia đình, cộng đồng và xã hội phải gánh chịu do TNGT, đồng thời kêu gọi sự chung tay cùng hành động của từng cá nhân, tổ chức, cộng đồng để ngăn chặn, đẩy lùi và cùng sẻ chia, xoa dịu những nỗi đau mà TNGT gây nên.

Nâng cao có hiệu quả một cách sâu - rộng

2

Năm nay, trong vòng một tháng (20/10 - 19/11), Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với ban ATGT các địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan báo chí tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT. Cùng với đó là những hành động cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự ATGT, văn hóa giao thông, các biện pháp phòng tránh TNGT.

Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, các trường học phổ thông trên toàn quốc sẽ dành 01 phút tưởng niệm, đọc thông điệp tưởng niệm nạn nhân tử vong do TNGT vào Lễ Chào cờ sáng thứ hai ngày 11/11 và phát thông điệp ATGT trên hệ thống phát thanh của trường vào đầu giờ và giờ tan học trong một tuần từ 11 đến 16/11.

Ủy ban ATGT Quốc gia cũng tổ chức 3 đoàn thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân tử vong do TNGT, các nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Nội, Đắk Lắk, Gia Lai, Ninh Bình và Thanh Hóa; phối hợp với Công ty Bảo hiểm Prudential Việt Nam và các ban ATGT trao học bổng cho học sinh là con nạn nhân TNGT có hoàn cảnh khó khăn tại 8 địa phương gồm Sơn La, Cao Bằng, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Trị, Đắk Nông, Bình Thuận, Bến Tre…

Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, tình hình trật tự ATGT vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ TNGT đáng tiếc. Nguyên nhân sâu xa là chưa xây dựng được văn hóa giao thông, những hạn chế về năng lực kết cấu hạ tầng, kinh phí bảo trì thấp và công tác tuần tra kiểm soát vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu... Hành vi người tham gia giao thông thể hiện điển hình như trường hợp người điều khiển phương tiện uống rượu bia say xỉn nhưng vẫn lái xe; tái xế xe khách mang trọng trách vận chuyển hàng chục người nhưng có thái độ coi thường và thách thức pháp luật

Ý kiến của bạn

Bình luận