Cuộc đua ngầm của đại gia ô tô Việt

Doanh nhân 29/05/2016 13:09

Các DN ô tô , đang chạy đua đầu tư vào sản xuất lắp ráp xe buýt, xe khách tầm trung.

otoviet-1463989072018-0-19-311-441-crop-1464363837
 

Công ty cổ phần ô tô TMT đầu năm 2015 công bố thành lập nhà máy chuyên sản xuất, lắp ráp xe chở người từ 10 chỗ trở lên (kể cả xe buýt) cùng với phụ tùng tại KCN Phố Nối (Hưng Yên).

Từ lâu, công ty này đã liên kết với tập đoàn TaTa của Ấn Độ. Trong danh sách sản phẩm, TaTa có nhiều mẫu xe buýt tầm trung từ 24-29 chỗ ngồi, công nghệ sẽ dần được chuyển giao cho TMT.

Tiếp đến, thương hiệu Fuso của tập đoàn Daimler (CHLB Đức) cũng vào thời điểm đó đã rót 10 triệu USD đầu tư nhà máy ở huyện Củ Chi (TP.HCM) để sản xuất và lắp ráp xe buýt, đi vào hoạt động từ đầu năm nay.

Mới đây, Fuso vừa ra mắt mẫu xe buýt đầu tiên mang thương hiệu Rosa.

Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) ngày 24/4 vừa qua đã khởi công KCN cơ khí ô tô tại Chu Lai (Quảng Nam), với tổng vốn đầu tư 30.372 tỷ đồng, trong đó có nhà máy sản xuất, lắp ráp xe buýt công suất 5.000 xe/năm. Hiện Trường Hải là DN dẫn đầu trong phân khúc xe buýt.

Trước đó, cũng đã có hàng loạt các DN khác đầu tư sản xuất, lắp ráp xe buýt đã và đang tăng vốn, nâng công suất, hiện đại hóa dây chuyền, như Tổng công ty Cơ khí Sài Gòn (Samco), nhà máy ô tô 1/5, Công ty VietNam Daewoo Bus,...

Không chỉ xe lắp ráp trong nước, trên thị trường còn sự xuất hiện của các loại xe buýt nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc, Trung Quốc,... Có thể nói, phân khúc xe buýt đang ngày càng trở nên sôi động khi nhiều “ông lớn” nhập cuộc.

Hàng loạt các DN đã đầu tư sản xuất, lắp ráp xe buýt đã và đang tăng vốn, nâng công suất, hiện đại hóa dây chuyền

Trên thị trường hiện nay, phân khúc xe buýt tầm trung (từ 24-29 chỗ ngồi) khá sôi động. Thương hiệu County của Hyundai chiếm thị phần lớn, gần 90% và gần như không có đối thủ.

Một phân khúc xe kinh doanh khá thông dụng, phổ biến, dễ hoạt động trong khu vực nội thành, nhưng lại chỉ có duy nhất một nhãn hiệu xe gần như độc chiếm thị trường.

Tuy nhiên, mọi sự đang thay đổi. Thời gian qua, xe thương mại có không nhiều sự đột phá từ các nhà sản xuất, đặc biệt là ở dòng xe buýt.

Các DN kinh doanh vận tải thường chỉ chú trọng đến tính kinh tế hơn là hình thức và đẳng cấp.

Nhưng, cùng với sự phát triển của thị trường du lịch, nhu cầu của hành khách đang đòi hỏi sự tiện nghi, đẳng cấp và an toàn hơn.

Vì vậy, các nhà sản xuất cho biết đang nhanh chóng hiện đại hóa sản phẩm để đáp ứng như cầu.

Các mẫu xe mới ra mắt như Rosa của Fuso, hay một số mẫu như Felix, Alergo của Samco, Lestar (xe nhập nguyên chiếc của Daewoo)... đến nay được trang bị nhiều tính năng cao cấp, công nghệ hiện đại, dù giá bán cao hơn.

Mặc dù, có giá bán cao, nhưng doanh số khá triển vọng. Đại diện Công ty Fuso cho biết, xe buýt Rosa có giá khoảng 1,3 tỷ đồng/xe, nhưng vừa ra mắt đầu tháng 5/2016 đơn đặt hàng lên tới 350 xe.

Trong khi đó, công suất tối đa chỉ 1.000 xe/năm. Hay, xe của Samco hiện nay cứ ra chiếc nào là hết xe đó. Còn với Trường Hải, năm 2016 có kế hoạch bán tới 3.000 xe.

Theo số liệu từ Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, nhu cầu về vận tải hành khách đường bộ tăng gần 8%/năm.

Đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới, nhu cầu xe tăng rất cao nên nhiều DN vận tải hành khách công cộng luôn thiếu xe và không ngừng đầu tư xe mới.

Các mẫu xe buýt mới, có nội thất sang trọng, tiện nghi, độ an toàn cao, được khách hàng rất quan tâm.

Vì vậy chúng tôi đang đầu tư mới 100 xe buýt cao cấp để đáp ứng nhu cầu - đại diện Công ty CP Vận tải Hoàng Hà (Thái Bình) cho biết.

Đời sống tăng cao, dân số đông, nhu cầu đi lại, du lịch tăng mạnh, cùng với số lượng khách quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều, là động lực cho thị trường xe buýt phát triển mạnh trong tương lai, mang lại lợi ích cho DN.

Hiện tại các DN sản xuất láp ráp xe buýt, xe khách đang có lợi nhuận lớn.

Báo cáo tài chính của Samco cho biết, năm 2015 DN này có doanh thu đạt hơn 25.400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.400 tỷ đồng, trong đó có đóng góp không nhỏ của các sản phẩm xe buýt, xe khách.

Chiến lược Phát triển ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 7/2014.

Theo đó, phân khúc xe ô tô chở người từ 10 chỗ trở lên, phải đảm bảo đáp ứng từ 90 -94% nhu cầu nội địa.

Cụ thể đến năm 2020 phải đạt sản lượng 14.200 xe với tỷ lệ nội địa hóa từ 35-45%; đến năm 2025 đạt 29.100 xe, tỷ lệ nội địa hóa từ 50-60% và tới 2035 đạt 84.400 xe, tỷ lệ nội địa hóa từ 75-80%.

Các loại xe tầm trung và tầm ngắn, chạy liên tỉnh, liên huyện, nội đô... thuộc nhóm sản phẩm ưu tiên phát triển với nhiều ưu đãi.

Ý kiến của bạn

Bình luận