Các lực lượng TKCN hàng hải cũng đã thực hiện phối hợp huấn luyện giữa các phòng PHCN và các tàu chuyên dụng, luôn duy trì tốt các hình thức huấn luyện và nội dung phù họp thực tế hoạt động TKCN của các đơn vị. |
Trong 6 tháng đầu năm, Ban chỉ huy Phòng chống tiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị TKCN trong toàn ngành GTVT kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức hoạt động theo hướng chuyên trách TKCN để đảm bảo hoạt động TKCN mang tính ổn định, lâu dài và chuyên nghiệp; Triển khai các công tác liên quan đến việc đàm phán vùng trách nhiệm, thỏa thuận TKCN giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc; Tham gia góp ý xây dựng Nghị định 30/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Tham gia góp ý cho dự thảo Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Tổ chức phổ biến, tuyên truyền về công tác PCTT&TKCN, Công ước SAR 79 trên hệ thống báo chí ngành GTVT, hệ thống đài thông tin duyên hải... đến các đối tượng hoạt động trên biển tại các địa phương về công tác PCTT&TKCN và các quy định đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển. Đặc biệt Ban đã tham mưu Lãnh đạo Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp công tác TKCN thuyền viên vụ việc tàu Hải Thành 26-BLC bị nạn đêm ngày 27/3/2017 tại vùng biển Vũng Tàu làm 9 người chết, 2 người mất tích.
Về công tác TKCN hàng hải, báo cáo cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, các đơn vị TKCN hàng hải đã điều động 36 lượt phương tiện đi thực hiện nhiệm vụ cứu và hỗ trợ 420 người, trong đó có 17 người nước ngoài, cứu và hỗ trợ 41 lượt phương tiện trên biển. Các lực lượng TKCN hàng hải cũng đã thực hiện phối hợp huấn luyện giữa các phòng PHCN và các tàu chuyên dụng, luôn duy trì tốt các hình thức huấn luyện và nội dung phù họp thực tế hoạt động TKCN của các đơn vị. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền an toàn hàng hải, nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ chủ quyền biển đảo đến ngư dân, thuyền viên.
Đối với lĩnh vực hàng không, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Hàng không VN tăng cường hoàn thiện công tác tìm kiếm cứu nạn, yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác tăng cường hoàn thiện trong hoạt động TKCN mà trọng tâm là tập trung vào việc giám sát, thiết lập liên lạc với tàu bay, công tác phối hợp hiệp đồng, thông báo, báo động và báo cáo Lãnh đạo cấp trên; rà soát các trang thiết bị, nhân lực TKCN; hoàn thiện các văn bản, quyết định liên quan đến công tác TKCN; rà soát, xây dựng quy trình xử lý các tình huống tìm kiếm cứu nạn; lập kế hoạch diễn tập ứng phó với tình huống khẩn nguy, tìm kiếm cứu nạn trong thời gian tiếp theo; chỉ đạo Cục Hàng không VN tổ chức phổ biến và huấn luyện Tài liệu hướng dẫn phối hợp kiểm tra, xử lý tín hiệu cấp cứu COSPAS-SARSAT của tàu bay (theo Công ước SAR79);chỉ đạo Cục Hàng không VN chỉ đạo, hướng dẫn Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam rà soát, lập và thực hiện kế hoạch khắc phục hạn chế, tồn tại phát hiện trong quá trình kiểm tra an toàn 6 tháng đầu năm 2017 tại Trung tâm phối hợp TKCN thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
Về công tác TKCN 6 tháng cuối năm báo cáo cho biết sẽ tiếp tục kế hoạch xúc tiến, trao đổi, hợp tác và tiến hành đàm phán vùng TKCN giữa Việt Nam và Brunei, Campuchia, Indonesia, Philippines, Malaysia, Trung Quốc theo kế hoạch thực hiện Công ước SAR 79 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tiếp tục thực hiện phổ biến kiến thức, hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về bảo đảm an toàn, tìm kiếm và cứu nạn trên biển theo quy định Công ước SAR 79 cho tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển; Đảm bảo, duy trì công tác thường trực 24/24h từ trực chỉ huy, trực ban phối hợp tìm kiếm cứu nạn các cấp đến các phương tiện tìm kiếm cứu nạn để kịp thời thu nhận và xử lý 100% các thông tin liên quan đến các tai nạn, sự cố hàng hải trên vùng biển trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn được giao. Không để sót, lọt thông tin cứu nạn và xử lý thông tin kịp thời hiệu quả;
Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác chốt chặn trước, trong mùa mưa bão năm 2017 để chủ động trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn, ứng phó với sự cố, tai nạn tàu thuyền trên biển; Tăng cường hoạt động huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ TKCN và rèn luyện sức khỏe thuyền viên với nhiều loại hình khác nhau. Mở rộng các hình thức đào tạo, huấn luyện để duy trì tính sẵn sàng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm xử lý tình huống, sự cố, nâng cao sức khoẻ, sức chịu đựng sóng gió cho thuyền viên.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.