Công việc thường ngày của cửu vạn "tóc dài" chợ Đông Ba. Ảnh: Nguyễn Sửu |
Giữa cái nắng thiêu đốt của mùa hè, hay những cơ mưa chiều hối hả, từ sáng sớm đến mịt tối...những người phụ nữ vẫn điều đặn thay phiên nhau “chạy hàng' để lo cuộc mưu sinh. |
Có mặt tại chợ Đông Ba ( TP. Huế ) vào sáng sớm, chúng tôi nhình thấy những nữ khuân vác luân phiên nhau trên những chiếc xe kéo chở đầy những bao hàng đủ loại, từ rau quả, thịt cá, đến muối, đường....Các o, các mệ, các chị liên tục bốc, đẩy hàng, ai cũng mồ hôi dễ nhại, trên tay cầm những đồng tiền cũ nát.
Những người phụ nữ làm nghề khuân vác ở đây có đủ các độ tuổi, từ trẻ đến trung niên hay thậm chí có các bà đã ngoài 60...nhưng điểm chung ở những người phụ nữ này là đông con, không có việc làm ổn định, hoàn cảnh gia đình khó khăn...nên họ đã cùng “hội quân” về đây để làm cửu vạn, một nghề được xem là nặng nhọc và nguy hiểm ngay cả đối với cánh mày râu.
Đông đảo "cửu vạn" ở chợ Đông Ba (TP Huế) là "tóc dài". Ảnh: Nguyễn Sửu |
Công việc của Đội nữ khuân vác thường bắt đầu khi tờ mờ sáng, các chuyến hàng từ khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh đổ về, khi chuyến xe vừa đến là các thành viên trong đội đã sắng sàng “ứng chiến”. Người thì khiêng vác, người bốc dỡ, người đẩy xe, giao hàng.... Những bao hàng nặng nhẹ khác nhau, nữ cửu vạn phải nghiêng vai, oằn lưng, gồng mình lên để vác, để “chạy” cho kịp chuyến và mong tranh thủ thời gian kiếm thêm thu nhập qua mỗi chuyến hàng. Hàng càng nặng, xe kéo càng xa thì nhu nhập cũng theo đó mà tăng lên.
Ráp nắng cũng không nề hà với đời bốc vác "tóc dài"... Ảnh: Nguyễn Sửu |
Theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị Đông (54 tuổi), chị làm nghề này từ thời con gái, trước đây gia đình chị vốn là dân buôn bán, sau này làm ăn thua lỗ đành phải đi bốc vác, phu phen để kiếm sống. Làm bốc vác, theo chị là không bền, nhưng do thất học, không có nghề nghiệp, vống liếng nên đành phải làm để nuôi sống bản thân và con cái.
Làm những công việc nặng nhọc như nam giới cũng vì cuộc sông mưu sinh... Ảnh: Nguyễn Sửu |
Sau mỗi chuyến hàng, mỗi thành viên trong đội thường được chia tiền điều nhau, không phân biệt nặng nhẹ, xa gần. Trung bình từ 5.000 đến 7.000 sau mỗi lần “chạy”. Số tiền gom lại vào cuối ngày được khoảng vài chục ngàn cũng đủ để giúp họ “sống qua ngày”.
Trò chuyện với bà Mai Thị Phàn (60 tuổi), sống ở khu tái định cư Phú Hậu (TP. Huế) được biết, bà Phàn có “thâm niên” làm nghề bốc vác ở chợ Đông Ba gần 30 năm, mỗi ngày trung bình chỉ kiếm được từ 30 – 50 nghìn đồng, với những bao từ 70 – 80 kg (5 nghìn), bao nhẹ hơn chỉ được 3 nghìn đồng.
Mỗi "cửu vạn tóc dài" là một số phận cơ cực... Ảnh: Nguyễn Sửu |
Nhiều nữ khuân vác ở đây sợ rằng khi về già sẽ không còn sức khỏe để làm việc lúc đó không biết xoay xở thế nào. Hơn thế, do lao động nặng nhọc, khuân vác lên xuống, nên thường bị trầy vai, trật khớp, đau lưng... như chuyện thường ngày.
Khi được hỏi về dự tính trong tươi lai, bà Phàn nói trong ngậm ngùi : “bỏ nghề thì biết làm gì đây, vì cuộc sống thôi, ai rồi cũng phải sống và làm việc, dù là công việc vất vả nhưng vẫn cố gắng cho đến lúc không thể làm được thì thôi”.
Vì thất học nên họ phải chấp nhận đời cửu vạn... Ảnh: Nguyễn Sửu |
Sau giờ nghỉ trưa ngắn ngũi, chị Đông, bà Phàn và các “đồng nghiêp” của mình lại tiếp tục chờ đợi những chuyến hàng xuôi ngược, mắt hướng theo những tiếng gọi í ớ, bảo nhau, trên tay sẵng sàng chiếc xe đẩy chờ hàng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.