Tọa lạc trong khuôn viên hơn 3.000 m2 bên bờ sông Hàn và cây cầu Rồng thơ mộng, có lối đi bộ khoảng 752 m2 (chiếm 24,7%); còn lại là khuôn viên trồng cây xanh, thảm cỏ. Công viên APEC 2017 là nơi các thành viên APEC gửi tặng chủ nhà Việt Nam những biểu tượng văn hóa, tinh thần của dân tộc mình, nhằm thể hiện sự kết nối trong cộng đồng APEC.
Có thể nói Công viên APEC là minh chứng cho sự đoàn kết, thống nhất, cùng nhau phát triển thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đúng như mục tiêu chương trình nghị sự của Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC đề cập đến. Đó là vì sự phát triển, vì cuộc sống tốt đẹp hơn, công bằng hơn cho mọi người dân của các nền kinh tế APEC cũng như cho toàn thể nhân loại.
Cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc đa dạng sắc màu đã khắc họa nên biểu tượng của một APEC với sự khởi đầu mới.
Biểu tượng của nước chủ nhà Việt Nam mang tên “Khởi nguyên”, do nhà điêu khắc Lê Lãng Lương chế tác. Bức tượng lấy cảm hứng từ sự hội tụ của những khối cây cổ thụ, nói lên sự cộng hưởng của sức mạnh đoàn kết với muôn vàn rễ cây xuất phát từ lòng đất… |
Chân dung Anh hùng Yuri Gagarin, người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ trong chuyến du hành lịch sử ngày 12/4/1961 trên tàu vũ trụ Vostok, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại và mở đầu cho kỷ nguyên chinh phục không gian vũ trụ của nhân loại. Biểu tượng được nền kinh tế Nga muốn gửi thông điệp tới tất cả các nền kinh tế trên thế giới và nhân loại đều có khả năng mở ra những con đường mới như Yuri Gagarin, người đã mở ra con đường chinh phục không gian vũ trụ cho nhân loại. |
Biểu tượng của nền kinh tế Indonesia có tên “Thuyền buồm Pinisi” có ý nghĩa vượt đại dương. Chiếc thuyền thể hiện khát vọng luôn muốn được chinh phục đại dương, chinh phục những chân trời mới của cư dân nơi đây. |
Với chủ đề, “Sự khởi đầu: Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Nhà điêu khắc Lee Joon Hee "xứ kim chi" Hàn Quốc đã khắc họa nên hình ảnh của APEC và sự khởi đầu mới. |
Tác phẩm của Australia mang tên “Nơi gặp gỡ” lại được thực hiện bởi sự kết hợp giữa nhà điêu khắc William Stackhouse và nhóm nghệ sỹ Việt Nam. Tác phẩm được lấy cảm hứng từ biểu tượng cho nơi gặp gỡ trong nền văn hóa của thổ dân Australia với chất liệu chủ yếu từ gỗ, thể hiện sự kỳ vọng và khát khao cho một tương lai tươi sáng và rộng mở. |
Mỹ mang đến vườn tượng tác phẩm “Thuyền mây”, kết hợp các biểu tượng của con thuyền và bầu trời. Thuyền tượng trưng cho giao thương, bầu trời xanh thể hiện ý nguyện về tự do và công lý. |
Nền kinh tế Trung Quốc với biểu tượng chủ đề Tầm nhìn chung, tương lai chung |
Tác phẩm "Kiên cường" của nền kinh tế Canada |
Hoa râm bụt biểu tượng của sự "Đa dạng, thống nhất, hòa hợp và chủ quyền" Malaysia |
"Đoàn kết vì cộng đồng" biểu tượng của Philippines |
"Cây đời xanh tươi" là biểu tượng của nền kinh tế Đài Loan |
Biểu tượng của Peru "Ngàn năm hiện diện Châu Á - Thái Bình Dương" |
Nữ tiểu thương là biểu tượng của nền kinh tế Brunei |
Với tên gọi "Hào quang chân lý" là biểu tượng của đất nước Nhật Bản |
Có thể nói, Công viên APEC 2017 thể hiện sự kỳ vọng và khát khao cho một tương lai tươi sáng và rộng mở, là biểu tượng của sức mạnh và sự tinh tế trong mối quan hệ phát triển giữa các nền kinh tế với nhau. |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.