Tuy nhiên, nhiều đại biểu lại đề xuất nên để lao động hưởng BHXH một lần sau khi nghỉ việc, thay vì tích lũy đến đủ tuổi hưu.
Đại biểu Trần Thanh Hải giải thích môi trường làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất rất khắc nghiệt. Người lao động phải dịch chuyển chỗ làm nhiều lần và rất ít người có điều kiện để về hưu. Công nhân cũng hiểu nhận trợ cấp một lần thì thiệt thòi hơn là tới khi về hưu nhưng họ vẫn lựa chọn.
Ngoài ra, nhiều người lao động nghèo chấp nhận “hy sinh đời bố để củng cố đời con”. Nghĩa là con họ ốm đau, nếu không nhận trợ cấp một lần lấy tiền chi trả thuốc men viện phí thì sẽ chết. Hay có trường hợp nói con đỗ đại học nên phải lấy trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần để lo cho con đi học.
Trước việc luật chưa có hiệu lực đã phải sửa với người dân, đại biểu Võ Thị Dung cảm thấy có lỗi với người dân và tha thiết đề nghị Quốc hội khi sửa đổi điều 60 phải có lời xin lỗi người lao động để họ thấy sự thực tâm trong quá trình làm luật.
“Tôi tha thiết đề nghị Quốc hội có lời xin lỗi người lao động để họ thấy sự thực yên tâm trong quá trình sửa đổi luật. Bảo hiểm xã hội là vấn đề nhỏ, chính sách với người lao động mới là vấn đề lớn”, đại biểu Võ Thị Dung phát biểu khi đề cập việc sửa điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội.
Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền đề xuất Quốc hội sửa đổi Điều 60 Luật BHXH năm 2014 theo hướng: Trước mắt, cho phép người lao động khi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu sau một năm nghỉ việc, nếu không tiếp tục đóng BHXH thì có quyền lựa chọn hưởng BHXH một lần hoặc tiếp tục bảo lưu thời gian đóng BHXH như quy định của Luật BHXH năm 2006.
Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, ông Đặng Ngọc Tùng cho rằng việc sửa Điều 60 là hoàn toàn phù hợp để cho người lao động có quyền lựa chọn. Tuy nhiên, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tuyên truyền để người lao động hiểu nếu tiếp tục đóng BHXH để hưởng hưu trí thì có lợi hơn.
Trần Thanh (TH)
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.