Thành lập SF từ năm 1993 với 68% cổ phần, hiện tài sản của ông Wang đã tăng 489%. |
Hãng này tuyên bố dịch vụ mới sẽ cung cấp vận chuyển các hàng hóa xuất nhập khẩu cho những công ty và cá nhân tại Việt Nam và Thái Lan. Động thái này của SF Express được thực hiện sau khi hãng đã mở chi nhánh tại Singapore và Malaysia.
Người phát ngôn của công ty cho biết: “Việt Nam và Thái Lan là 2 thị trường chủ chốt của hãng tại khu vực ASEAN cũng như là các đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc trong kế hoạch 1 vành đai, 1 con đường.”
Theo SF, phần lớn các nhân viên của chi nhánh Việt Nam và Thái Lan sẽ là người địa phương, từ cấp quản lý cho tới nhân viên giao hàng nhằm đảm bảo phục vụ khách hàng ở mức tốt nhất.
Với động thái trên, hiện SF Express đang hoạt động tại nhiều nước như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Ma Cao, Đài Loan, Mỹ, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ. Ngoài ra hãng cũng có dịch vụ vận chuyển hàng xuất khẩu tại một số nước như Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Mexicos, Canada và Australia.
Vào tháng 2 vừa qua, SF đã niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Thẩm Quyến sau khi sáp nhập với MaanShan Dingtai Rare Earth & New Material. Tổng mức vốn hóa thị trường của liên doanh này hiện lên tới 29 tỷ USD và trở thành cổ phiếu có giá trị nhất trong mảng công nghệ trên sàn Thẩm Quyến.
Lực lượng vận tải hùng hậu
Cách đây vài thập niên, nhà sáng lập Wang Wei của SF Express còn đang phải vất vả phát triển công ty vận tải ở miền Nam Trung Quốc thì tính đến tháng 3 năm nay, vị chủ doanh nghiệp này đã trở thành người giàu thứ 3 Trung Quốc sau khi doanh nghiệp của ông niêm yết trên sàn chứng khoán.
Tính đến tháng 3/2017, nhà sáng lập 46 tuổi này có khoảng 27,6 tỷ USD và đứng sau tỷ phú bất động sản Wang Jianlin cùng Jack Ma về độ giàu có.
Một trong những nguyên nhân chính khiến đế chế của ông Wang phát triển nhanh chóng là do sự bùng nổ của ngành logistic tại Trung Quốc trong vài năm trở lại đây khi thương mại điện tử được mở rộng. Hàng loạt những công ty thương mại điện tử lớn như Alibaba trở thành những ông lớn trên thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó, công ty logistic lớn thứ 2 Trung Quốc là ZTO Express đã niêm yết trên sàn chứng khoán New York vào tháng 10/2016. Cả 3 công ty logistic lớn khác trong top đầu Trung Quốc cũng đã niêm yết trên sàn chứng khoán nước này và chỉ còn sót lại ông lớn SF.
Lợi nhuận năm 2016 của SF tăng 112% so với cùng kỳ năm trước lên 608 triệu USD. Hiện công ty có khoảng 117.000 nhân viên với gần 80.000 người là nhân viên giao hàng. Hãng cũng có khoảng 15.000 phương tiện vận tải và 31 chiếc máy bay.
Vào tháng 2/2017, SF tuyên bố sẽ xây sân bay riêng tại thành phố Ezhou nhằm phục vụ việc vận chuyển hàng hóa, dự kiến sẽ được hoàn công vào năm 2020.
Thông tin trên của SF thực sự khiến nhiều hãng kinh doanh Logistic nội địa phải lo lắng. Vào năm 2014, hãng Vietjet đã thành lập VietjetAir Cargo nhằm khai thác mảng logistic tại Việt Nam. Mục tiêu chính của hãng là tận dụng khối lượng 630.000 tấn hàng vận chuyển mỗi năm trong nước. Tính đến năm 2016, VietJet Air có khoảng 37 chiếc máy bay và đang đặt hàng 138 chiếc nữa.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.