Đại học GTVT TP.HCM: Hướng đi mới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Tác giả: Mỹ Lệ

saosaosaosaosao
17/11/2016 06:25

Để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng các chương trình học, kiến thức của giáo viên… và luôn xây dựng những mô-đun học tập phù hợp với năng lực của các sinh viên.

Nha truong lua cho nhieu mo hinh dao tao CLC
Mô hình liên kết với nước ngoài đào tạo

Đào tạo phải đạt “Chuẩn”

Hiện nay, việc xây dựng đề án đăng ký đào tạo chương trình chất lượng cao của Nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo thêm 3 ngành gồm: Chuyên ngành Quản trị logistics và vận tải đa phương thức, Kỹ thuật điện tử truyền thông và Kinh tế xây dựng, nâng tổng số ngành đào tạo chất lượng cao trong trường lên 8.

Tính đến thời điểm hiện tại, trường Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh đã tuyển được 2.515 hệ đại học, cao đẳng chính quy, vượt 0,5%; tuyển được 153/247 học viên cao học trong đợt 1. Tổng quy mô toàn trường năm 2015 là 14.060 người với cơ cấu: Hệ đại học chính quy chiếm 68,68%, trong đó khối ngành kỹ thuật chiếm 72,70%, khối ngành kinh tế chiếm 27,30%. Trường đã hoàn thành 139.896 giờ giảng dạy, đào tạo và huấn luyện cho gần 4.000 lượt học viên theo học tại các trung tâm, liên doanh thuộc trường.

Số sinh viên hệ chính quy được cấp bằng tốt nghiệp là 1.837, trong đó có 49 sinh viên loại giỏi và 863 sinh viên đạt loại khá. Ngoài cơ sở chính, trong thời gian tới, Nhà trường tiếp tục triển khai dự án “Mở rộng trường tại quận 12”; dự án “Xây dựng trường tại cơ sở Đồng Nai” và dự án Trung tâm đào tạo Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh tại phường 11, TP. Vũng Tàu” đã đưa vào sử dụng.

Đào tạo chất lượng cao để vươn ra quốc tế

PGS. TS. Nguyễn Văn Thư - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Giáo dục hiện nay rất đa dạng về thị trường và xã hội đang mong muốn có được nguồn cung lao động chất lượng cao. Mục tiêu cuối cùng của việc đào tạo này là đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nhưng phải tương ứng với năng lực và sự đóng góp của người học. Do điều kiện tự trang bị của Nhà trường chưa được nhiều, vì vậy đưa ra những chương trình đa dạng cho người học tự chọn sẽ giúp sinh viên chọn được chương trình học, ngành nghề phù hợp hơn.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã cho phép trên cơ sở những đề án của Nhà trường được Bộ GTVT phê duyệt, Nhà trường cũng đã mở những ngành mới mà nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực nhiều hơn so với các ngành khác. Điều này được thực hiện thông qua việc triển khai nhiều chương trình học, như chương trình đào tạo chất lượng cao theo đóng góp của người học và một là chương trình đào tạo đại trà. Đối với chương trình đào tạo liên kết quốc tế cũng như vậy. Trên cơ sở nhu cầu của người học, xã hội, Nhà trường cũng đã nỗ lực tìm những đối tác tốt ở những nước có nền giáo dục phát triển và phù hợp với chuyên ngành mà Trường đang đào tạo, sau đó tạo liên kết và đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay do sự cạnh tranh của rất nhiều trường trong nước cũng như nước ngoài nên việc chọn những ngành phù hợp như vậy cũng cần nhiều sự thận trọng và có cân nhắc đến hoàn cảnh của Nhà trường và nhu cầu của người học. Trước mắt, Nhà trường tập trung vào những ngành thiết thực cho chiến lược phát triển GTVT như: Quản trị logictric, quản lý dự án xây dựng, cơ khí... Hiện tại, Nhà trường đã có những liên kết với đối tác nước ngoài để thực hiện.

chuong trinh dao taoLien ket voi nuoc ngoai
Chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài

 

cac sinh viên CLC hoc nhom ky nang men
Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên nâng cao chất lượng học tập

Trong bối cảnh quốc tế hóa, Nhà trường cũng đã liên kết dạy và học theo hướng quốc tế. Tuy nhiên, một trong những điểm yếu hiện nay của cả thầy và trò là ngoại ngữ. Nhà trường cũng đã đặt chuẩn ngoại ngữ đối với giảng viên và sinh viên. Thế nhưng để quốc tế hóa nội dung giảng dạy của Nhà trường cũng cần có lộ trình để các thầy cô giáo nâng cao kiến thức, khả năng tiếng Anh mới có thể đáp ứng yêu cầu. Thứ hai là đầu vào của sinh viên hiện nay rất yếu ngoại ngữ, hằng năm Nhà trường đều đưa ra những hình thức kiểm tra đầu vào để xếp lớp phù hợp, từ đó đưa ra chương trình học phù hợp với chính năng lực của các sinh viên.

May mắn, Nhà trường luôn thành công và đào tạo ra những sinh viên có năng lực phục vụ các ngành nghề như trong nhóm ngành kinh tế biển như: Điều khiển tàu biển, công nghệ đóng tàu thủy… hoặc các ngành giao thông như: Xây dựng cầu hầm, quy hoạch và thiết kế các công trình giao thông… Các ngành học này được đào tạo từ khi mới thành lập Trường cho đến này nên sau khi kết thúc đào tạo, lượng sinh viên làm việc ở những ngành đó là nhiều nhất.

Đặc biệt, quá trình liên kết, phối hợp với nhiều doanh nghiệp để tạo môi trường học tập cũng như môi trường làm việc cho các bạn sinh viên sau khi ra trường là một trong những chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Nhà trường. Với sự nỗ lực trong những năm qua, Nhà trường đã ký kết những thỏa thuận với các doanh nghiệp, trước hết là tạo điều kiện thực tập cho sinh viên và sau đó là nơi làm việc. Hầu hết các ngành nào của Nhà trường cũng có và các doanh nghiệp quan tâm và hỗ trợ hằng năm, qua đó thu hút nguồn nhân lực về phía các công ty bằng các hình thức như: Hỗ trợ học bổng, tài trợ các khóa học…

Để có được những thành quả tốt như ngày hôm nay, cũng xuất phát từ sự nỗ lực cố gắng và hỗ trợ của Bộ GTVT. Trong những năm qua, Bộ GTVT cũng đã có những yêu cầu, văn bản và tổ chức các hội nghị có các doanh nghiệp lớn trong ngành cùng tham gia. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ cùng Trường trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ thực tập, cấp học bổng cho sinh viên và tiếp nhận sinh viên khi ra trường.

Ý kiến của bạn

Bình luận