Không chỉ Việt Nam, Đài Loan cũng từng phải đối mặt với những biến đổi cực kì tệ hại của không khí. Năm 2014 được đánh dấu là đỉnh điểm của ô nhiễm ở Đài Loan. Chất lượng không khí được đánh giá kém nhất châu Á, theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới. Mức trung bình bụi PM10 của Đài Bắc ở mức 47 μg/m3, chỉ được xếp hạng thứ 1.089 trong số 1.600 thành phố trên toàn thế giới về chất lượng không khí.
Không chỉ vậy, gió mùa Đông Bắc thổi còn khiến cho nồng độ bụi tồi tệ hơn, lên mức 250 μg/m3 với bụi PM10. Một số nơi thậm chí có nồng độ bụi này chạm ngưỡng 2.532 μg/m3 như tại thị trấn Lunbei, trong khi chỉ là 497 μg/m3 hai năm trước đó.
Giai đoạn 2014-2015, nồng độ trung bình bụi PM 2.5 ở Đài Bắc đo được là 20 μg/m3, ở Cao Hùng là 30 μg/m3. Trong đó, nồng độ ở ba tầng sát mặt đất gấp 10 đến 12 lần so với nồng độ trong không khí từ tầng 4 trở lên, xét theo độ cao trung bình một tòa chung cư. Miền trung Đài Loan được khảo sát là luôn nằm trong vùng màu tím hoặc đỏ.
Ngoại ô Đài Bắc phủ mờ bởi không khí ô nhiễm |
Trong khi đó, giá trị giới hạn quy chuẩn PM2.5 của Đài Loan được thiết lập ở mức 15 μg/m3, tuy nhiên vẫn cao hơn so với đề xuất của WHO là 10 μg/m3.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí ở Đài Loan không khác gì các quốc gia khác: Hoạt động công nghiệp tràn lan, phương tiện vận tải, hiệu ứng đô thị. Tuy nhiên, lý do cho sự lột xác về môi trường ở Đài Loan chính là đã thay đổi cốt lõi của vấn đề - thói quen của người dân.
Người dân Đài Loan không hề chủ quan, họ đã tự nhận thức được vấn đề nghiêm trọng này và ý thức được việc cần phải bảo vệ môi trường vì sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Một câu chuyện phản ánh một khía cạnh của sự nhận thức này: Khi Cơ quan bảo vệ Môi trường Đài Loan (EPA) tuyên bố cấm ống hút nhựa đối với hầu hết các địa điểm ăn uống trong nhà hàng. Một người có sức ảnh hưởng ở Đài Loan đã đăng video phản đối với nội dung cô nàng quá khó khăn khi uống trà sữa bằng thìa mà không có ống hút.
Kết quả, video này đã nhận "bão" chỉ trích của cộng đồng mạng. Nhiều người phê phán cô nàng vì sự vô tâm với môi trường, trong khi nhiều bình luận chỉ đơn giản gửi những đường link về con rùa biển bị chết và bị thương vì ống hút nhựa.
Tuy nhiên, phản ứng trên Internet chỉ là một cái nhìn nhỏ ý thức giảm thiểu rác thải nhựa đã đi vào cộng đồng Đài Loan.
Ngày nay tiêu chuẩn người Đài Loan hiện đại là luôn mang theo ống hút kim loại và những chiếc cốc tái sử dụng - những mặt hàng hợp thời nhất.
Từ năm ngoái, EPA cũng đã mở rộng sang việc cấm sử dụng túi nhựa. Hơn 80.000 thương nhân đã chấp hành và ngừng cung cấp miễn phí túi nilon cho người mua hàng.
Điều này có được là nhờ nỗ lực dài hạn của Đài Loan trong thay đổi ý thức của mỗi người dân.
- Giáo dục
Vào những năm 1980, việc vứt rác sinh hoạt xuống sông hoặc ngay bên vệ đường là chuyện bình thường tại Đài Loan. Tuy nhiên, những điều này đã hoàn toàn thay đổi nhất là 20 năm trở lại đây.
Các trường học thúc đẩy sống không lãng phí, bao gồm hành động thiết thực nhất là tiết kiệm điện và sử dụng các hộp cơm có thể tái sử dụng hoặc tự chuẩn bị các hộp cơm (bento) tại nhà.
Học sinh cũng tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn tái chế, bao gồm gấp các hộp sữa và túi nhựa đã sử dụng để tái chế và tái sử dụng nhằm giảm thiểu khối lượng rác. Trong hầu hết các bữa ăn, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh ăn hết suất ăn của mình trước khi ngủ trưa.
Tuy nhiên, những hành động này hầu hết chỉ mang tính quy tắc mà không thực sự đi sâu vào ý thức mỗi người dân. Chỉ đến khi chất hóa dẻo - chất độc thường được tìm thấy trong các sản phẩm nhựa, được phát hiện trong các đồ đựng thực phẩm. Người dân Đài Loan mới nhận thức sâu sắc mức độ nguy hại khi dùng đồ nhựa một lần và tự ý thức chuyển sang sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng.
Kể từ đó, nhiệm vụ của các trường học Đài Loan là loại bỏ rào cản hành động và biến những việc làm bảo vệ mội trường thành thói quen.
- Xây dựng thói quen văn hóa
Những người lớn tuổi ở Đài Loan vẫn có ý thức môi trường cho dù không được học tại trường lớp. Họ trưởng thành khi rác ở khắp mọi nơi trên đường phố vì không có một lò đốt rác nào.
Nhưng những người trung và lớn tuổi ở đây đã phát triển ý thức môi trường của mình thông qua các chương trình truyền hình và những tổ chức tôn giáo. Các tổ chức này rất tiến bộ khi khuyến khích người dân thực hiện những hành động thiết thực với môi trường như là một cách thực hành tôn giáo.
Các tình nguyện viên thường xuyên tham gia những hoạt động dọn dẹp đường phố và tái chế. Trạm tái chế trải rộng khắp đất nước thu hút vài trăm tình nguyện viên trung niên và cao tuổi mỗi Chủ nhật thứ hai của tháng để phân loại rác có thể tái chế. Người theo đạo Phật ở đây cũng không có suy nghĩ đốt nhiều vàng mã sẽ tốt cho người đã khuất.
- Một xã hội tự phê bình và tiếp thu
Truyền thông cũng đóng góp vai trò vô cùng quan trọng khi nhấn mạnh tỷ lệ chất thải của Đài Loan đang ở mức cao so với khu vực, từ đó dẫn đến mong muốn bắt kịp những tiến bộ của những khu vực khác của mỗi người dân tăng cao.
Người Đài Loan không coi trọng lối sống tiêu xài thoải mái như phương Tây, tuy nhiên họ luôn nhanh nhạy và tiếp thu những điều mới, như ý thức hệ hay hành vi tiêu dùng thay đổi nếu thấy cần thiết.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.