Cụ thể, có đến 4.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, nghĩa là cứ 1.844 người Israel lại có 1 doanh nghiệp startup.
“Chúng tôi đã tạo ra được một hệ sinh thái mà trong đó các doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ, giữa Chính phủ, doanh nghiệp và sự sáng tạo kết nối chặt chẽ với nhau” bà Meirav nói.
Để làm được điều đó, bà Meirav lý giải, đó là tinh thần dám làm, dám thử nghiệm.
“Bạn biết đấy, bạn có một ý tưởng tốt nhưng bạn phải dám theo đuổi ước mơ của mình, không sợ thất bại. Tất nhiên, startup là một thứ phức tạp, to lớn hơn nhiều so với một ý tưởng. Tuy nhiên, để thành công được, bạn cũng cần sự hỗ trợ để thành công”.
Những hỗ trợ đó chính là vai trò của Nhà nước. Tuy nhiên, khi được hỏi đâu là chính sách tốt nhất, bà cho biết: “Tôi không nghĩ có 1 chính sách tốt nhất mà có rất nhiều luật lệ, hoạt động, chính sách kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Tôi sẽ kể ra đây một vài chính sách. Thứ nhất là về sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Chúng tôi nhận đơn trực tiếp từ các doanh nhân khởi nghiệp, từ những người làm trực tiếp chứ không theo cách thức thông thường là phân bổ cho từng ngành hay phân bổ ngân sách. Có sự kết nối hiệu quả giữa Chính phủ và khu vực tư nhân.
Hoặc cũng có thể kể đến việc khi Chính phủ hỗ trợ vốn cho 1 doanh nghiệp mà startup đó thành công, có doanh thu thì phải trả nợ nhưng nếu thua lỗ thì sẽ được xóa nợ".
Khi được hỏi Israel có nhiều startup xuất thân từ quân đội, có phải tinh thần kỷ luật đã giúp họ thành công? Bà Đại sứ đã nhanh chóng xác nhận: “Chính xác là như vậy”.
Bà cho biết, quân ngũ sẽ rèn luyện cho bạn hai điều: Thứ nhất đó là sự công bằng, đấy là điều kiện đầu tiên để trở thành lãnh đạo. Và thứ hai, đấy chính là trong quân đội có nhiều đơn vị phát triển công nghiệp với những kỹ thuật tiên tiến nhất. Quân đội đã tạo ra thế hệ startup tiếp theo của Israel.
Hiện nay vườn ươm startup nổi tiếng nhất của Israel chính là đơn vị Unit 8200. Đây chính là một đội quân mà những câu chuyện đằng sau nó đều mang những màu sắc bí mật.
Và từ vườn ươm quân đội đã có hơn 1.000 startup ra đời.
Những doanh nghiệp này sau đó đã nhanh chóng được các tập đoàn công nghệ lớn “đổ xô” vào mua. Riêng trong 3 năm vừa qua, hàng loạt những thương vụ đình đám đã diễn ra, như Microsoft mua Adallom với 320 triệu USD, Facebook mua Onavo với 150 triệu USD, Paypal mua CyActive với 60 triệu USD.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.