Đắk Nông quyết tâm chặt 1.600 cây Sò Đo Cam trên dọc tuyến QL.14

Tác giả: Tổng hợp

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 11/01/2016 14:36

UBND thị xã Gia Nghĩa đã cho tiến hành chặt bỏ 1.600 cây Sò Đo Cam dọc tuyến Quốc lộ 14 bắt đầu từ xã Quảng Thành đến xã Đắk R’tít để trồng cây lim xẹc và cây sim rừng thay thế.

Đắk Nông chặt bỏ 1.600 cây độc dọc Quố
Quốc lộ 14 sạch bóng sò đo cam.

Năm 2011, UBND thị xã Gia Nghĩa có quyết định trồng 1.600 cây Sò Đo Cam dọc tuyến Quốc lộ 14 làm dải phân cách. Nhiều người chỉ biết Sò Đo Cam là cây có tán rộng, hoa đẹp mà ít biết đến tác hại của chúng.

Năm 2013, Thông tư 27 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - NN&PTNT xác định Sò Đo Cam là loại cây nằm trong danh mục cây ngoại lai gây hại tại Việt Nam.

Sau đó, UBND thị xã Gia Nghĩa đã có công văn gửi UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị trồng cây thay thế.

Ngày 6/1, trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Bi, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị (UBND thị xã Gia Nghĩa) cho biết, việc nhổ bỏ cây Sò Đo Cam đã được tiến hành từ đầu năm nay và dự kiến sẽ hoàn thành trong quý I/2016.

Đắk Nông chặt bỏ 1.600 cây độc dọc Quố
Lá cây Sò Đo Cam

 

Sò Đo Cam có thật sự độc?

Cây Sò Đo Cam được trồng ở nhiều nước như Singapore, Úc, Indonesia và một số vùng ở Mỹ, Châu Phi. Tại Việt Nam được trồng nhiều ở Lâm Đồng, Đà Lạt, khu vực Hà Nội như Ba Vì, Xuân Mai,… Hiện tại, tác hại của cây Sò Đo Cam vẫn đang nằm trong vòng tranh cãi. Trước đây, có một số tờ báo thông tin Sò Đo Cam là loại cây phát tán hạt qua gió, mọc nhanh, làm giảm mức độ đa dạng sinh học do sự cạnh tranh tiêu cực giữa chúng với các loài cây khác. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, hoa của cây Sò Đo Cam chứa chất độc Biolarvicides không chỉ ảnh hưởng tới hệ sinh thái xung quanh mà còn gây ngứa cho con người.

Trước thông tin này, nhiều nhà sinh vật học đã lên tiếng phản bác "bản án" kết tội Sò Đo Cam. Trao đổi với báo Lao động, TS. Đặng Văn Hà – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội Thất (Đại học Lâm Nghiệp) khẳng định Hà Nội không có cây Sò Đo Cam tự mọc, và ở Việt Nam cũng chưa có cơ sở đánh giá loại cây này mọc theo hình thức tự tái sinh. Thậm chí, trong tài liệu dược liệu của Philippines ghi, cây có tác dụng làm thuốc, trong cây có những chất có thể tiêu diệt được virus sốt xuất huyết, chất độc trong bộ phận hạt có thể dùng làm sát trùng sinh học, diệt virus gây bệnh (giống như dạng thuốc sâu). Lý do duy nhất khiến Sò Đo Cam không nên trông ven đường vì đây là loài thân mềm, dễ gãy, đổ khi mưa bão.

Ý kiến của bạn

Bình luận