Đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt trong nghỉ lễ Quốc khánh 2-9

Tác giả: Hoàng Long

saosaosaosaosao
Sự kiện 15/08/2022 06:05

Đây là yêu cầu của Tổng cục ĐBVN về đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt trong kỳ nghỉ lễ 2-9, năm học mới...


 

Đảm bảo giao thông cho những  ngày nghỉ Lễ

Đảm bảo giao thông cho những ngày nghỉ Lễ

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, nhằm đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt và tăng cường công tác đảm bảo ATGT trên các tuyến quốc lộ và đường cao tốc, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2022, khai giảng năm học mới 2022-2023 và kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám, khi mật độ các phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng cao. Ngoài thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN đề nghị các Cục QLĐB, các Sở GTVT được ủy quyền quản lý bảo trì quốc lộ; Các Nhà đầu tư/ Doanh nghiệp dự án BOT quốc lộ; Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) khẩn trương triển khai thực hiện:

Nạo vét cống thoát nước trên QL2

Nạo vét cống thoát nước trên QL2

Tổ chức ra quân quét dọn, vệ sinh mặt đường, mặt cầu và các công trình đường bộ khác; đồng thời, tuyên truyền đến các hộ dân sinh sống ven đường  không đổ rác thải, tập kết vật liệu xây dựng ra lòng, lề và hành lang ATGT đường bộ. Công việc này cần triển khai sớm để duy trì tình trạng của đường được sạch, đẹp, đảm bảo mỹ quan và ATGT. Kết quả thực hiện phải được ghi chép vào nhật ký tuần đường và các hồ sơ quản lý khác có liên quan. 

Tổ chức kiểm tra các bộ phận, kết cấu chịu lực của công trình mà khi xảy ra sự cố có thể dẫn đến nguy cơ gây mất ATGT như: Gối cầu, trụ cầu, mố cầu, dầm, giàn, kết cấu nhịp cầu, khe co giãn; hệ thống cáp, neo, cột, khóa cáp dây treo của cầu treo và cầu treo dây võng…. nhằm kịp thời phát hiện sự cố (nếu có) và có biện pháp xử lý kịp thời. Kết quả thực hiện phải được ghi chép vào nhật ký tuần đường và các hồ sơ quản lý khác có liên quan. 

giao thông êm thuận, an toàn

giao thông êm thuận, an toàn

Đối với những tuyến đường có ổ gà, sơn kẻ đường bị mờ, mặt đường gồ ghề ở mức độ nguy hiểm đối với đường cấp thấp; mặt đường gồ ghề không đảm  bảo giao thông tốc độ cao đối với đường cấp cao A1, đường cao tốc thì tổ chức sửa chữa, khắc phục kịp thời bằng nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng thường xuyên hàng năm. Kết quả thực hiện phải được ghi chép vào nhật ký tuần đường và các hồ sơ quản lý khác có liên quan. Trường hợp vượt ngoài khối lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên thì kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép sửa chữa  đột xuất hoặc có các biện pháp hợp lý để đảm bảo an toàn vận hành, khai thác (hướng dẫn, phân luồng giao thông; đặt biển hiệu, cọc tiêu, rào chắn và các biện  pháp khác để ngăn ngừa tai nạn giao thông…).

Sửa chữa đường bộ

Đối với các dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, khắc phục điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT, khắc phục bão lũ đang triển khai hoặc đã được chấp thuận chủ trương thực hiện thì khẩn trương tổ chức triển khai thi công để khắc phục các vị trí hư hỏng, sớm đưa công trình vào khai thác phục vụ nhu cầu đi lại của người dân được thuận lợi, an toàn; trong quá trình thực hiện cần triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo giao thông khi thi công trên đường đang khai thác.

z3548550788435_cce795fa7a027529dbc4ba4e9385a139

Các cơ quan, đơn vị cần phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công  chức, người lao động tại đơn vị mình để tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả  cao nhất đối với các nội dung nêu trên trên và các nội dung khác đã nêu trong  những văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban ATGT quốc gia, Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN. Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động  nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp không để rác thải, vật liệu xây dựng và lấn  chiếm, bầy bán hàng hóa…ra lòng, lề đường, hành lang an toàn đường bộ, đón trả  khách sai quy định gây mất ATGT. 

Ý kiến của bạn

Bình luận