Dân bức xúc vì...chính quyền cấp tiền hỗ trợ hạn hán không đúng đối tượng

Tác giả: Trọng Hùng

saosaosaosaosao
Ý kiến 11/08/2016 10:50

Chính quyền xã Ia H’Lốp huyện Chư Sê đã chi cấp tiền hỗ trợ cho một số đối tượng sai quy định.

 

1 (8)
 Ông Nguyễn Phúc Tâm PCT huyện Chư Sê cam kết với người dân sớm kiểm tra lại vụ việc hỗ trợ hạn hán gây ảnh hưởng tới người dân.

Trong thời gian gần đây, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tục xảy ra khiếu kiện về việc cấp tiền hỗ trợ hạn hán không đúng đối tượng khiến người dân mất lòng tin vào chính quyền địa phương.

Chiều ngày 9/8, hàng trăm hộ dân ở xã Ia H’Lốp huyện Chư Sê tiếp tục kéo nhau lên UBND xã để đòi sự giải thích của chính quyền về việc chi cấp tiền hỗ trợ cho một số đối tượng sai quy định.

Theo các hộ dân phản ánh, trong đợt hạn vừa qua có rất nhiều gia đình bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề do hạn hán gây nên nhưng không được nhận tiền hỗ trợ theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong đợt thị sát tình hình hạn hán tại các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong danh sách nhận tiền hỗ trợ của xã Ia H’Lốp có những hộ dân bị thiệt hại thật sự lại không có, thay vào đó là những hộ dân không có diện tích sản xuất nông nghiệp tại địa phương hay không hề bị ảnh hưởng gì, thậm chí có hộ dân không hề có một cây cà phê hay cây tiêu nào nhưng lại được nhận tiền hỗ trợ.

Chia sẻ với PV, chị Võ Thị Bích Chín, trú thôn 3 xã Ia H’Lốp bức xúc, “Nhà tôi có 1,2 ha cà phê trong đợt hạn vừa qua bị thiệt hại khoảng 30%, bỏ tiền ra đào hai cái giếng, một cái hồ thế nhưng không được hỗ trợ một đồng nào, trong khi đó anh em, bà con nhà ông Trưởng thôn cũng như một số bà con làng trên xóm dưới được hỗ trợ hết, thấy vậy tôi có ý kiến lên thôn, vậy mà vợ ông Trưởng thôn chửi và đòi bẻ răng tôi”.

2 (5)
 Người dân tập chung kéo lên UBND xã Ia H’Lốp đòi quyền lợi.

Ông Bùi Quang Thành sinh năm 1962, trú thôn 2, xã Ia H’Lốp cho biết: “Gia đình tôi tuy không có diện tích bị ảnh hưởng nhưng qua việc hỗ trợ hạn hán đợt này tôi thấy cách làm từ thôn tới xã có nhiều uẩn khúc, một là tại sao khi có thông báo ở Huyện xuống, Thôn không triển khai họp dân để phổ biến nội dung liên quan mà tự ý lập danh sách đưa lên xã. Hai là, có nhiều hộ dân không có diện tích canh tác ở địa bàn mà vẫn được nhận tiền hỗ trợ, có những trường hợp được nhận hai lần là sao? Trong khi có những trường hợp cần được được hỗ trợ thì lại không được. Bây giờ chúng tôi không phải bức xúc vấn đề có hay không có tiền hỗ trợ, mà chúng tôi bức xúc là tại sao chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân, sao anh các anh không chịu công khai mà âm thầm tự làm, để tạo ra mâu thuẫn trong nhân dân, (anh ưng ai anh cho người ấy, anh ưng ai anh đưa vô)…” ông Thành nói.

Trước lo lắng, bức xúc của người dân, có mặt tại hiện trường, cùng lắng nghe phản ánh của người dân; ông Nguyễn Phúc Tâm, Phó Chủ tịch Huyện Chư Sê cam kết: “Trước mắt UBND huyện đã thành lập hai đoàn kiểm tra, để đi kiểm tra lại tất cả 15 xã và thị trấn trên toàn hyện, sau đợt kiểm tra sẽ có thông báo chính thức nội dung vụ việc, nếu phát hiện các nhân, tập thể nào sai phạm sẽ cương quyết xử lý theo pháp luật”. Qua đây, ông Tâm cũng đề nghị bà con tự kê khai diện tích của gia đình bị thiệt hại nộp lên xã trên cơ sở đó để chính quyền xem xét và hỗ trợ kịp thời.

3 (1)
Người dân bức xúc đòi quyền lợi

Trong một diễn biến khác tại Đắk Lắk, sáng ngày 9/8, hàng trăm hộ dân ở xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk kéo theo băng rôn biểu ngữ đến trụ sở Công ty THHH MTV cà phê Phước An để phản đối việc công ty này cố tình thay đổi các điều khoản ký kết trong hợp đồng trước đó.

Theo phản ánh của người dân, năm 1997 Công ty Phước An ký hợp đồng với 113 hộ dân thôn Ea Nguôi, xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk bản hợp đồng "Liên kết sản xuất kinh doanh cà phê". Thời hạn hợp đồng là 25 năm, nếu kết thúc thời hạn hợp đồng, tài sản còn lại trên đất mỗi bên chia đều 50%-50%, sản phẩm ăn chia được tính tương đương như phần đầu tư trong hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, đến năm 2004 công ty này thay đổi hợp đồng nhưng không tiến hành thanh lý hợp đồng cũ năm 1997 đã ký, người dân cũng không được bồi thường.

4

Danh sách nhận tiền được người dân cho biết không hề hay biết việc lập danh sách của thôn.

Ngoài ra, công ty đã hủy toàn bộ quền lợi của các hộ dân được nêu trong hợp đồng. Thêm vào đó, công ty Phước An đã thay đổi nội dung trong bản hợp đồng năm 2011 và 2014 trong khi chưa bàn bạc gì với người dân, công ty này cũng tự ý giả mạo chữ ký của họ để hợp thức hóa hợp đồng.

Ý kiến của bạn

Bình luận