Sinh viên Trường Cao đẳng Giao thông VI tham quan công trình thi công ga Ba Son thuộc tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên |
Đào tạo theo nhu cầu xã hội
Trong những giai đoạn vừa qua, lãnh đạo Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ tình hình phát triển nhân lực, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhân lực chất lượng cao. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và hội nhập quốc tế, Bộ đã thành lập Ban Chỉ đạo về công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội. Ban Cán sự đảng Bộ GTVT đã ban hành Chương trình hành động với mục tiêu chiến lược.
Từ chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Ngành, các cơ sở đào tạo GTVT đã đào tạo được một lực lượng lớn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, đóng góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ngành. Cơ cấu các ngành, nghề đào tạo đã từng bước được cải thiện, đáp ứng sự phát triển của Ngành. Các cơ sở đào tạo từ trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, bồi dưỡng ngắn hạn đáp ứng được nhu cầu của người học nói chung và yêu cầu đặt ra về chất lượng nguồn nhân lực của Ngành nói riêng.
Chỉ tính riêng giai đoạn 2011 - 2015, hệ thống các trường của ngành GTVT đã đào tạo trên đại học 2.902 người; đại học 43.593 người; cao đẳng 36.823 người; trung cấp 21.243 người; dạy nghề 209.706 người (nâng cấp, bổ sung kiến thức); bồi dưỡng, đào tạo lại hàng năm 1.468.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành 1.450 người.
Thời gian qua, ngành GTVT đã tăng cường đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng và trường nghề, tiếp tục huy động mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất cho các trường; tranh thủ tìm các nguồn vốn khác trong Bộ để đầu tư cho trường; chỉ đạo các trường dành phần lớn nguồn vốn tự có để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất.
Thực hiện đào tạo theo nhu cầu của xã hội, các trường thuộc ngành GTVT đã từng bước đa dạng hóa các loại hình đào tạo, dần trở thành những cơ sở đào tạo đa ngành. Hiện nay, các trường thuộc Bộ đã mở và tổ chức đào tạo trên 100 ngành nghề đào tạo theo các hệ, các cấp (hệ đào tạo sau đại học: 18 ngành; đại học: 44 ngành; cao đẳng: 46 ngành; trung cấp: 64 ngành; hệ dạy nghề: trên 70 nghề). Để nâng cao chất lượng đào tạo, các trường đã tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo trên cơ sở đảm bảo những nội dung quy định chung, chủ động lựa chọn giáo trình giảng dạy, tập trung xây dựng và công bố chuẩn đầu ra. Nhiều trường đã tiếp cận với chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trên thế giới và từng bước thực hiện công nhận tín chỉ, văn bằng, tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi sinh viên, hội nhập khu vực và quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các nền giáo dục hiện đại
Đến nay, các trường đã chủ động xây dựng hợp tác liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các chương trình liên kết đào tạo sau đại học tiêu biểu như: Phối hợp đào tạo tiến sỹ chuyên ngành, thạc sỹ khoa học và trao đổi thông tin nghiên cứu hàng hải, đóng tàu, công trình biển với Trường Đại học Hàng hải Tokyo (Nhật Bản), Trường Đại học Hải dương Hàn Quốc, Trường Đại học Hàng hải Mokpo (Hàn Quốc), Đại học Hàng hải Đại Liên (Trung Quốc), Trường Đại học Kỹ thuật Delft (Hà Lan), Trường Đại học Liege (Bỉ), Trường Đại học Ghent (Bỉ), Học viện Hàng hải California (Hoa Kỳ)...; tổ chức thành công nhiều hội thảo, hội nghị khoa học - công nghệ mang tầm cỡ khu vực và quốc tế; tham gia nhiều chương trình phối hợp nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao ở trong nước và quốc tế.
Trường Đại học Hàng hàng Việt Nam đã mạnh dạn áp dụng và triển khai thành công một số mô hình đào tạo trên cơ sở hợp tác, liên kết với các nhà tuyển dụng lao động thông qua việc thành lập các công ty, trung tâm liên danh, liên kết như: Công ty VINIC, Công ty Vận tải biển Thăng Long, Công ty Vận tải biển Đông Long, Công ty Vận tải biển và Xuất khẩu lao động (ISALCO), Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Thiết kế tàu thủy (VMSK)...
Trường Đại học Công nghệ GTVT đã nghiên cứu, hợp tác chuyển giao công nghệ với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các tập đoàn toàn cầu như: Trung tâm Nghiên cứu Asphalt Quốc gia Hoa Kỳ (NCAT), Viện Khoa học Công nghệ GTVT Pháp (IFSTTAR), Viện Nghiên cứu Ứng dụng Quốc gia Pháp (INSA), Viện Vật liệu và Công chính Nhật Bản, Viện Khoa học Công nghệ Hàn Quốc (KICT), Viện Nghiên cứu Đường sắt Hàn Quốc, Trung tâm Không khí sạch châu Á (CAI), Trường Đại học Valenciens, Trường Đại học Cergy Pontoise, Trường Đại học Kyoto, Đại học Hiroshima (Nhật Bản), Tổng công ty Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản, Tập đoàn Ashahi Glass (Nhật Bản), Tập đoàn Elsamex, Công ty Zydex Industries (Ấn Độ), Công ty Công nghệ mặt đường (QUASCO) Mỹ... Đặc biệt từ năm học 2015 - 2016, Nhà trường đã phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức các hội thảo quốc tế tại Trường nhằm trao đổi học thuật và phổ biến các công nghệ tiên tiến, hiện đại của quốc tế trong ngành GTVT.
Trường Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng đề án đăng ký đào tạo và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 3 ngành chất lượng cao gồm: Ngành Quản trị logistics và vận tải đa phương thức, ngành Kỹ thuật điện tử truyền thông và ngành Kinh tế xây dựng. Một số trường cao đẳng nghề đã bắt đầu nhận chuyển giao các chương trình đào tạo của nước ngoài…
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của các thành phần kinh tế khác nhau, các trường tiếp tục tổ chức đào tạo theo cách tiếp cận năng lực từ việc phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả người học theo chuẩn năng lực thực hiện. Song song với hệ đào tạo chính quy, các trường thực hiện đào tạo hệ mở rộng, liên kết đào tạo, đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các loại hình đào tạo ngoài ngân sách, đặc biệt là các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn đã được các trường quan tâm phát triển; định kỳ tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên, giáo viên các trường thuộc ngành GTVT. Phần lớn giáo viên các trường trong Ngành đều đạt trình độ chuẩn theo quy định.
Thời gian qua, ngành GTVT đã khuyến khích cán bộ trong và ngoài ngành có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, tâm huyết, nguyện vọng cống hiến tài năng, góp phần xây dựng và phát triển ngành GTVT về làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; trong đó, có chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp bằng tiền khác trong quá trình đi học; nhiều nhà khoa học, chuyên gia ngoài ngành vào công tác tại các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT được tạo điều kiện làm việc trong môi trường tốt với phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm...
Về chất lượng đào tạo và đào tạo lại luôn được Ngành hết sức quan tâm, dó đó chất lượng công chức, viên chức được nâng cao; công tác tuyển dụng công chức đã từng bước được quan tâm và có những kết quả nhất định. Công tác tuyển dụng công chức, viên chức về cơ bản đã bước đầu xuất phát từ nhu cầu công việc, việc tìm người thay vì người để sắp xếp, bố trí việc. Từ đó, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ tình hình phát triển nhân lực, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hội nhập của Ngành, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Chất lượng nhân lực tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn thiếu hụt trong lĩnh vực khoa học - công nghệ cao, đội ngũ công nhân lành nghề để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của ngành GTVT còn thiếu. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về phát triển nhân lực còn bất cập so với yêu cầu. Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực còn hạn chế; xã hội hóa phát triển nhân lực còn chưa mạnh so với khả năng và tiềm năng, chưa huy động được các nguồn lực trong xã hội (nhất là các doanh nghiệp) để phát triển nhân lực; chưa có sự tham gia phát triển nhân lực từ các đơn vị sử dụng nhân lực; đào tạo nhân lực chưa dựa trên cơ sở nhu cầu của xã hội
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.