Đầu tư hạ tầng giao thông làm đòn bẩy phát triển kinh tế Quảng Nam

Tác giả: Phạm Trọng Nghị

saosaosaosaosao
Thị trường 04/12/2021 11:08

Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh khẳng định sẽ huy động tối đa mọi nguồn lực thực hiện tốt công tác quy hoạch giao thông năm 2022.


Tạo bước đột phá về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông

Tại buổi thông tin với báo chí ngày 3/12, ông Lê Trí Thanh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, huy động tối đa mọi nguồn lực tạo bước đột phá về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông năm 2022.

Theo đó, tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ GTVT và các bộ, ngành hoàn thành đồ án quy hoạch mạng lưới đường bộ; Quy hoạch mạng lưới đường sắt; Quy hoạch tổng thế phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay; Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa…

033
Tất cả các hạ tầng phục vụ cho phát triển sản suất sẽ được ưu tiên trong đầu tư công 2022.

Theo đó, tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại đảm bảo liên thông, tổng thể, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, công nghệ thông tin, viễn thông, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế...

Trong đó, tập trung đầu tư một số hạ tầng giao thông then chốt bằng các nguồn ngân sách của tỉnh, Trung ương. Bên cạnh đó, đề nghị Trung ương đầu tư Quốc lộ 14D, 14E nối lên cửa khẩu Nam Giang. Đối với nguồn ngân sách tỉnh sẽ tập trung đầu tư các tuyến đường kết nối khu vực vùng Đông. Tất cả các hạ tầng phục vụ cho phát triển sản suất sẽ được ưu tiên trong đầu tư công 2022. Năm 2022 phải là năm tạo nguồn thu lớn từ đất so với những năm trước đây để tái đầu tư hạ tầng.

Khởi công mới một số dự án quan trọng có tính chất liên vùng, tạo động lực phát triển như: dự án mở rộng và hoàn thiện tuyến đường Đường Võ Chí Công; Đường nối Quốc lộ 14H đến Quốc lộ 14B; Nâng cấp mở rộng đường ĐT609, đoạn An Điềm - A Sờ ;... Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hạ tầng và tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy, nâng cao hiệu quả sử dụng đất các khu công nghiệp, đầu tư Khu xử lý nước thải vùng Đông; Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam;…

022
Đại diện Sở GTVT tỉnh Quảng Nam trong buổi thông tin đến báo chí ngày 3/12/2021

Phối hợp với Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan xúc tiến đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Chu Lai và lựa chọn nhà đầu tư có năng lực đầu tư các dự án công nghiệp và dịch vụ hàng không. Đề xuất cơ chế và xúc tiến đầu tư mở tuyến luồng mới Cửa Lở cho tàu 5 vạn tấn và xây dựng các bến cảng biển Quảng Nam theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 từ nguồn vốn ngân sách kết hợp nguồn vốn xã hội hóa.

Kết nối phát triển kinh tế hành lang Đông Tây

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam tập trung hoàn thiện quy hoạch vùng liên huyện phía Đông, Quy hoạch vùng huyện; quy hoạch chung đô thị theo kế hoạch nâng loại của tỉnh, đảm bảo tính kết nối, lang tỏa phát triển như: Tam Kỳ, Điện Bàn, Hội An, Núi Thành; gắn với  các đô thị hình thành mới ven biển Đô thị Bình Minh, đô thị Duy Hải Duy Nghĩa kết nối với khu kinh tế mở Chu Lai dần hình thành chuỗi đô thị động lực vùng Đông tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, tập trung năng cao chất lượng đô thi đối với các đô thị phía Tây của tỉnh, và giải pháp kết nối hạ tầng giữa đô thị vùng Tây và vùng Đông, giữa đô thị và nông thôn.

011
Các dự án giao thông then chốt sẽ là động lực phát triển kinh tế năm 2022

Bên cạnh đó, tập chung phát triển mạng lưới giao thông vùng miền núi phía Bắc (Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang): Đây được coi là cửa ngõ kết nối với Lào, Đông Bắc Thái Lan, với mạng lưới giao thông đối ngoại: Quốc lộ 14G, 14B, 14D, đường Hồ Chí Minh kết nối khu vực Tây Nguyên và nước  Lào qua cặp cửa khẩu Quốc tế Nam Giang -  Đắc Tà Ooc, cửa khẩu phụ Tây Giang. Định hướng phát triển chủ yếu của vùng là phát vùng nguyên liệu, dược liệu và cây công nghiệp: ưu tiên phát triển Ba kích, Đảng sâm, cây ăn quả, rừng gỗ lớn, tận dụng các lợi thế về đất đai phát triển chăn nuôi tập trung, năng lượng, khai thác phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và phát triển đô thị ở các trung tâm huyện lỵ miền núi. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang với vị trí mới là cửa ngõ giao thương quốc tế và gắn với yêu cầu phát triển logictis đồng thời kết hợp với phát triển các đô thị hạt nhân là Prao, Thạnh Mỹ và A Tiêng (Tơ Viêng).

Vùng trung du (Nông Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước): Là vùng chuyển tiếp, kết nối liên vùng và nội vùng thông qua các tuyến giao thông quốc lộ: đường Hồ Chí Minh, QL14 E, QL 40B, Đông Trường Sơn và các tuyến giao thông tỉnh lộ ĐT 611, ĐT 614, ĐT 615,... Định hướng phát triển chủ yếu của vùng là cụm công nghiệp, dịch vụ, du lịch sinh thái và phát triển các vùng nguyên liệu gỗ lớn, cây ăn quả, kinh tế vườn, kinh tế trang trại,... Các đô thị trung tâm làm động lực phát triển cho toàn khu vực là Tiên Kỳ, Tân An, Trung Phước.

Vùng miền núi phía Nam (Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My): Là cửa ngõ giao thương với Tây Nguyên, thông qua các tuyến quốc lộ: 40B, 14E, 24C và tuyến đường huyết mạch Hồ Chí Minh. Định hướng phát triển chủ yếu của vùng là nông, lâm nghiệp - thương mại, dịch vụ gắn với phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn, dược liệu, sâm Ngọc linh, Quế Trà My và phát triển du lịch vùng sâm. Trong vùng xác định 3 đô thị trung tâm là Khâm Đức, Trà My, Tắc Pỏr làm hạt nhân và động lực phát triển cho toàn khu vực.

Ý kiến của bạn

Bình luận