Đầu tư 'nghìn tỉ đô', chiến đấu cơ F-35 của Mỹ vẫn trục trặc

Sản phẩm 22/09/2016 17:32

Sau một tháng kể từ khi máy bay chiến đấu Mỹ F-35 thế hệ thứ năm tuyên bố "đã sẵn sàng chiến đấu", Không lực Hoa Kỳ đình chỉ hoạt động của máy loại này.

 

2412549_fypc

Chương trình chế tạo F-35 của Mỹ tốn kém tới 1,5 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa ra được sản phẩm hoàn hảo. Ảnh DVIDSHUB

Theo đài CNN, đã xuất hiện vấn đề với thùng chứa nhiên liệu, hay nói đúng hơn, hệ thống làm mát của máy bay bị cô lập. Và rõ ràng là tất cả mọi thứ trục trặc liên quan tới hệ thống nhiên liệu thì đều rất nghiêm trọng.

Trong khi đó, chương trình chế tạo F-35 đã tiêu tốn khoảng 1,5 nghìn tỷ USD, và trở thành chương trình sản xuất vũ khí đắt đỏ nhất không chỉ của Mỹ mà cả thế giới. Những nhà thiết kế chế tạo máy bay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và dự kiến việc đưa máy bay vào hoạt động sẽ chậm ít nhất là bảy năm so với dự tính...

Nhà bình luận quân sự Viktor Baranesh trên đài Sputnik nhận xét: "Người Mỹ muốn tỏ ra láu cá hơn các định luật vật lý và một trong những vấn đề hàng không quan trọng nhất liên quan đến độ bền vững của các thùng nhiên liệu"

Ông cho biết thêm người Mỹ đã làm thùng chứa xăng bằng vật liệu tổng hợp, nhưng loại này có một nhược điểm lớn: khi quá tải nghiêm trọng, chúng bắt đầu vỡ vụn ra từng mảnh. Và hiện nay, các nhà thiết kế và kỹ sư đang đau đầu trong việc lựa chọn tiếp tục với thùng composite hay chuyển sang dùng thùng titan.

"Nhưng điều đó sẽ tiếp tục đẩy chi phí sản xuất máy bay tăng cao hơn", ôngVictor Baranesh nói.

Tệ hơn, thông tin mới về các vấn đề của F-35 sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của loại máy bay này đối với những khách hàng tiềm năng.

"Không ai muốn mua sản phẩm có những lỗi hư hỏng tương tự.Tôi không nói rằng, máy bay F-35 phải vứt ra thùng rác, nhưng các kỹ sư người Mỹ đang phải làm tất cả mọi thứ để giải quyết khuyết điểm này. Điều đáng nói là người Mỹ tự mình quá vội vàng quảng cáo thiết bị trong khi chưa suy tính đến độ hoàn hảo nhất", ông Victor Baranesh nhận xét.

Tuy nhiên, người Mỹ đã không ngần ngại nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia Nga trong lĩnh vực hàng không. "Và trong trường hợp này, sự hợp tác của chúng ta có thể giúp chữa được "bệnh ấu trĩ" của máy bay Mỹ. Nhưng hiện giờ điều đó là vô nghĩa vì lý do chính trị hoặc lý do kinh tế. Nga sẽ không gây thiệt hại cho chính mình", ông Baranesh nhấn mạnh.

Khi trường phái khoa học của Mỹ lâm vào thế không lối thoát không thể giải quyết được một số vấn đề kỹ thuật, họ vời đến khối công nghiệp quân sự Nga, mời tham gia tư vấn, sẵn sàng đưa các kỹ sư thiết kế của chúng tôi đến khắp nước Mỹ.

"Vâng, chúng tôi đã từng có cộng tác như vậy, nhưng sau đó, người Mỹ đã " tự bôi bẩn" mình bằng cách tuyên bố trừng phạt Nga. Và trong trường hợp này, chúng tôi hoàn toàn hợp lẽ để nói: nếu vậy, chúng ta quay lưng lại với nhau và không có tiếp xúc nào hết", công Victor Baranesh nói.

Ý kiến của bạn

Bình luận