Ảnh minh họa |
Tại Việt Nam, báo cáo của ngân hàng Maybank cho thấy đầu tư vào ngành sản xuất đã tăng 18% trong 9 tháng đầu năm 2018, bao gồm dự án khổng lồ trị giá 1,2 tỷ USD của tập đoàn Hàn Quốc Hyosung.
Trong khi đó tại Thái Lan, dòng vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) thuần từ đầu năm tính đến tháng 7/2017 đã tăng 53% so với cùng kỳ năm trước, đạt 7,6 tỷ USD. Riêng đầu tư cho sản xuất đã tăng gần 5 lần so với năm ngoái.
"Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã thu hút thêm nhiều công ty dịch chuyển sản xuất sang Đông Nam Á nhằm tránh các rào cản thuế quan. Những lĩnh vực như hàng hóa tiêu dùng, công nghiệp, kỹ thuật, viễn thông, tự động hay hóa học là tâm điểm hưởng lợi tại Đông Nam Á", chuyên gia kinh tế Chua Hak Bin và Lee Ju Ye của Maybank nhận định.
Khu vực Đông Nam Á được đánh giá là một trong những lựa chọn để các nhà máy dịch chuyển khỏi Trung Quốc nhằm tránh thuế quan. Khảo sát cho thấy 1/3 trong số hơn 430 công ty Mỹ tại Trung Quốc đang hoặc sẽ dịch chuyển sản xuất khỏi nước này nhằm tránh cuộc chiến thương mại.
Chuyên gia kinh tế Trinh Nguyen của Natixis Asia nhận định sự gia tăng căng thẳng chiến tranh thương mại sẽ càng thúc đẩy tiến trình dịch chuyển này. Đông Nam Á là một thị trường đang phát triển, thích hợp cho các hoạt động thuê ngoài sản xuất (Offshore) nhờ chi phí rẻ cùng nhiều thỏa thuận tự do thương mại, đồng thời nơi đây cũng là địa điểm thích hợp cho dịch chuyển khi có sự ổn định về địa chính trị.
Tất nhiên, không phải nền kinh tế nào trong khu vực cũng hưởng lợi hoàn toàn từ chiến tranh thương mại. Báo cáo tháng 9/2018 của chính phủ Thái Lan cho thấy chiến tranh thương mại đã tạo nên sự suy giảm bất ngờ trong xuất khẩu.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.