Phạm Tuấn Kiệt (lớp 7A3, trường trung học cơ sở Chu Văn An, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) giành giải đặc biệt năm học 2014 - 2015. |
An toàn giao thông là kỹ năng sinh tồn thiết yếu, cần giáo dục sớm cho trẻ nhỏ. Ngoài sách vở, các khái niệm và tình huống giao thông được mô tả sinh động dưới dạng ảnh, phim 3D, video, nội dung gắn với cuộc sống thường ngày trong cuộc thi Giao thông thông minh trên Internet sẽ giúp học sinh dễ tiếp cận với kiến thức giao thông.
Được triển khai từ năm 2012, đến nay, cuộc thi đã thu hút 2,2 triệu thành viên với hơn 9 triệu lượt dự thi. Nhiều trường học còn khó khăn về cơ sở vật chất cũng tạo điều kiện cho học sinh tham gia chương trình này như một hoạt động ngoại khóa bổ ích.
Tiêu biểu là trường tiểu học xã Tân Hương (Bắc Sơn, Lạng Sơn) với 95% học sinh dân tộc thiểu số, nhưng có nhiều học sinh đoạt giải cao. Các em chưa từng thấy đèn xanh, đèn đỏ, biển báo giao thông; chỉ quan sát qua sách báo, tivi hay sách vở. Song nhờ nguồn kiến thức phong phú qua máy tính, học sinh nhanh chóng nắm được các kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
Internet là cách tiếp cận, truyền tải thông điệp an toàn giao thông hiệu quả và nhanh chóng tới học sinh. Thông qua máy tính, học sinh cần truy cập vào trang web cuộc thi. Đề thi của được thể hiện phong phú dưới nhiều hình thức như dạng chữ, ảnh, 3D, video.
Các tình huống giao thông được mô tả sinh động, nội dung các câu hỏi bám sát vào thực tế, giúp người thi dễ hình dung. Học sinh cũng nhận biết được các tình huống nguy hiểm và kỹ năng phòng tránh khi tham gia giao thông ở tuyến quận, huyện, thành phố.
Các khái niệm, tình huống giao thông được mô tả sinh động dưới dạng ảnh, phim 3D, video, phần mềm trắc nghiệm... |
Để khuyến khích học sinh cả nước tích cực tham gia, Giao thông thông minh còn đưa ra nhiều giải thưởng giá trị. Năm nay, cuộc thi có 102 giải thưởng cho cá nhân cho học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở; 14 giải thưởng tập thể cho các Sở Giáo dục Đào tạo, tỉnh đoàn, thành đoàn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.