Đê tả Đuống tan nát vì xe trốn trạm thu phí

An toàn giao thông 10/11/2016 16:29

Người dân xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) cho biết: Để né tránh, không phải mất tiền mua vé khi qua trạm thu phí trên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh, từ ngày 25-5-2016 đến nay, mỗi ngày có đến hàng trăm lượt xe ô tô trọng tải lớn đi vào tuyến đê tả Đuống. Tình trạng này, khiến cho mặt đê nhiều chỗ bị vỡ nát, lún sụt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông…

Đê tả Đuống tan nát vì xe trốn trạm thu p

Đê tả Đuống qua xã Phù Đổng thường xuyên ùn tắc, mất an toàn giao thông do xe trốn trạm thu phí.

Ngày 4-11, có mặt tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, phóng viên nhận thấy, phản ánh của người dân là đúng. Bởi chỉ trong khoảng 15 phút đã bắt gặp hàng đoàn xe container, xe tải, xe con các loại nườm nượp nối đuôi nhau từ QL1 rẽ vào đê tả Đuống (đoạn qua xã Phù Đổng) để vòng ra đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do từ ngày 25-5-2016, liên doanh Công ty CP Đầu tư và Thương mại 319 và Công ty CP đầu tư Văn Phú Invest chính thức được thu phí hoàn vốn BOT trên tuyến đường. Do giá vé cao, từ 35.000 đồng/xe ô tô con dưới 12 chỗ đến 200.000 đồng/xe trọng tải lớn nên để né tránh, trốn không phải mất tiền khi qua trạm thu phí đặt tại Km152+080, rất nhiều lái xe sau khi qua cầu Phù Đổng thường rẽ vào tuyến đê tả Đuống để trốn vé. 

Vì mặt đê hẹp, chỗ rộng nhất cũng chưa đến 3m, từ trước đến nay chủ yếu chỉ phục vụ cho việc đi lại của người dân địa phương nên từ khi phải “oằn mình” chống đỡ trọng tải của các xe quá khổ, quá tải qua lại, lớp bê tông nhựa át phan trên mặt đê hiện nay nhiều chỗ đã bị gãy vỡ, sụt lún nghiêm trọng.

Điều đáng quan tâm là, trên cung đường này hiện có chợ dân sinh và 3 trường học (Mầm non, Tiểu học và THCS Phù Đổng), với gần 3.000 học sinh (HS) theo học. Do chịu ảnh hưởng của mật độ phương tiện “trốn phí” qua lại cao nên vào giờ cao điểm hằng ngày, việc đi lại của người dân cũng như của HS luôn phải đối mặt với các tình huống nguy hiểm, mất an toàn giao thông.

Trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Trần Xuân Tĩnh - Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết, từ khi xuất hiện tình trạng xe trốn phí từ QL1 đi vào đê tả Đuống, đến nay ngày nào trên tuyến đê cũng xảy ra các vụ va quệt phương tiện và ùn tắc giao thông. Tuy chưa có thiệt hại về người, nhưng gần 10 cây cột truyền thanh và điện chiếu sáng trên tuyến đường đã bị các xe ô tô tránh nhau đâm đổ.

Ngày 28-5-2016, UBND xã đã có Văn bản số 64/UBND đề nghị Công an và UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo lực lượng, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự ATGT trên địa bàn. Đến ngày 16-8-2016 tiếp tục họp liên ngành, thống nhất tổ chức cho ô tô lưu thông một chiều, đoạn từ ngoài đê đến ngã 3 đền Gióng và đê trong từ ngã 3 đền Gióng đến đường cao tốc.

Đồng thời, đặt biển cấm xe tải, xe ca chạy vào tuyến đường - từ đường cao tốc đến ngã 4 Phù Đổng - Trung Mầu trong các khung giờ cao điểm, nhưng đến nay tình trạng ùn tắc, mất ATGT tại đây vẫn không giảm. Các đoàn xe ngày đêm vẫn rầm rập, nối đuôi nhau “cày nát”, gây ùn tắc trên tuyến đường.

Để tránh sự xuống cấp cũng như bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông trên đê tả Đuống, đề nghị các cơ quan chức năng sớm xem xét, điều chỉnh lại vị trí lắp đặt trạm thu phí tại Km152+080 đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh.

Ngày 4-11, có mặt tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, phóng viên nhận thấy, phản ánh của người dân là đúng. Bởi chỉ trong khoảng 15 phút đã bắt gặp hàng đoàn xe container, xe tải, xe con các loại nườm nượp nối đuôi nhau từ QL1 rẽ vào đê tả Đuống (đoạn qua xã Phù Đổng) để vòng ra đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do từ ngày 25-5-2016, liên doanh Công ty CP Đầu tư và Thương mại 319 và Công ty CP đầu tư Văn Phú Invest chính thức được thu phí hoàn vốn BOT trên tuyến đường. Do giá vé cao, từ 35.000 đồng/xe ô tô con dưới 12 chỗ đến 200.000 đồng/xe trọng tải lớn nên để né tránh, trốn không phải mất tiền khi qua trạm thu phí đặt tại Km152+080, rất nhiều lái xe sau khi qua cầu Phù Đổng thường rẽ vào tuyến đê tả Đuống để trốn vé.

Vì mặt đê hẹp, chỗ rộng nhất cũng chưa đến 3m, từ trước đến nay chủ yếu chỉ phục vụ cho việc đi lại của người dân địa phương nên từ khi phải “oằn mình” chống đỡ trọng tải của các xe quá khổ, quá tải qua lại, lớp bê tông nhựa át phan trên mặt đê hiện nay nhiều chỗ đã bị gãy vỡ, sụt lún nghiêm trọng. 

Điều đáng quan tâm là, trên cung đường này hiện có chợ dân sinh và 3 trường học (Mầm non, Tiểu học và THCS Phù Đổng), với gần 3.000 học sinh (HS) theo học. Do chịu ảnh hưởng của mật độ phương tiện “trốn phí” qua lại cao nên vào giờ cao điểm hằng ngày, việc đi lại của người dân cũng như của HS luôn phải đối mặt với các tình huống nguy hiểm, mất an toàn giao thông. 

Trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Trần Xuân Tĩnh - Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết, từ khi xuất hiện tình trạng xe trốn phí từ QL1 đi vào đê tả Đuống, đến nay ngày nào trên tuyến đê cũng xảy ra các vụ va quệt phương tiện và ùn tắc giao thông. Tuy chưa có thiệt hại về người, nhưng gần 10 cây cột truyền thanh và điện chiếu sáng trên tuyến đường đã bị các xe ô tô tránh nhau đâm đổ.

Ngày 28-5-2016, UBND xã đã có Văn bản số 64/UBND đề nghị Công an và UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo lực lượng, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự ATGT trên địa bàn. Đến ngày 16-8-2016 tiếp tục họp liên ngành, thống nhất tổ chức cho ô tô lưu thông một chiều, đoạn từ ngoài đê đến ngã 3 đền Gióng và đê trong từ ngã 3 đền Gióng đến đường cao tốc. 

Đồng thời, đặt biển cấm xe tải, xe ca chạy vào tuyến đường - từ đường cao tốc đến ngã 4 Phù Đổng - Trung Mầu trong các khung giờ cao điểm, nhưng đến nay tình trạng ùn tắc, mất ATGT tại đây vẫn không giảm. Các đoàn xe ngày đêm vẫn rầm rập, nối đuôi nhau “cày nát”, gây ùn tắc trên tuyến đường.

Để tránh sự xuống cấp cũng như bảo đảm an toàn cho người và các phương tiện tham gia giao thông trên đê tả Đuống, đề nghị các cơ quan chức năng sớm xem xét, điều chỉnh lại vị trí lắp đặt trạm thu phí tại Km152+080 đường cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận