Đề xuất phân bổ rủi ro theo hình thức hợp tác công - tư trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam

11/11/2016 05:20

Để hấp dẫn đối tác tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP, phải xây dựng chính xác, đầy đủ các yếu tố rủi ro và phân bổ rủi ro hợp lý giữa Nhà nước và tư nhân phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển của mình.


PGS. TS. Nguyễn Hồng Thái

Trường Đại học Giao thông vận tải

TS. Thân Thanh Sơn

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Người phản biện:

TS. Nguyễn Đức Kiên

TS. Phan Hữu Nghị

TÓM TẮT: Để hấp dẫn đối tác tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP, phải xây dựng chính xác, đầy đủ các yếu tố rủi ro và phân bổ rủi ro hợp lý giữa Nhà nước và tư nhân phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp - kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển của mình.

TỪ KHÓA: Rủi ro, phân bổ rủi ro.

Abstract: To attract private partners to invest in the infrastructure development of road traffic in the form of PPP, to build accurate, complete risk factors and reasonable allocation of risk between the State and private suit political conditions - legislation - economics - society of each country in each stage of their development.

Keywords: Risk, Risk Allocation.

1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU RỦI RO VÀ PHÂN BỔ RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC PPP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Tổng hợp và phân tích thực trạng đầu tư trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã nhận diện được một số rủi ro đặc trưng và bên thực tế đảm nhiệm yếu tố rủi ro đó.

hinh11
Hình 1.1: Mô hình phân bố rủi ro trong đầu tư phát triển CSHT giao thông đường bộ ở Việt Nam

Trên cơ sở tỷ lệ về số dự án và tỷ trọng vốn đầu tư theo hình thức PPP trong những năm qua, tác giả đã tiến hành khảo sát về số phiếu điều tra theo hình thức hợp đồng PPP giao thông đường bộ ở Việt Nam được xác định trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Đối tượng khảo sát theo hình thức hợp đồng PPP giao thông đường bộ ở Việt Nam

Hình thức phân loại

Tỷ lệ

Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)

55%

Xây dựng - Chuyển giao (BT)

40%

Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) và Cho thuê tài sản Nhà nước (Lease)

5%

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Đối tượng khảo sát theo hình thức tham gia của tổ chức/công ty trong Bảng 1.2. Phần tử mẫu gồm: Các cơ quan quản lý nhà nước về PPP; các tổ chức tín dụng, ngân hàng; các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đang tham gia với vai trò chủ đầu tư và/hoặc nhà thầu trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam.

Bảng 1.2. Đối tượng khảo sát theo hình thức tham gia của tổ chức/công ty

Hình thức phân loại

Số lượng

Tỷ lệ

Các cơ quan quản lý nhà nước về PPP và viện nghiên cứu

15

15%

Các tổ chức tín dụng, ngân hàng

 

5%

Các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đang tham gia với vai trò chủ đầu tư và/hoặc nhà thầu

80

80%

Nguồn: Đề xuất của tác giả

2. THỰC TẾ PHÂN BỔ CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC PPP Ở VIỆT NAM

Trên cơ sở đó, trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn kích thước mẫu là 100 quan sát, xác định danh mục các yếu tố rủi ro của các dự án đường bộ trong hình thức PPP Việt Nam với 51 yếu tố rủi ro được xác định và thực tế phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam chỉ theo 3 khoảng: Phân bổ chủ yếu cho Nhà nước, chia sẻ rủi ro giữa hai bên, phân bổ chủ yếu cho tư nhân.

Bảng 2.1. Đề xuất phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án giao thông đường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam

 

Mã hóa

Yếu tố rủi ro

Điểm

trung bình

phân bổ

rủi ro

Phân bổ

rủi ro

 

 

RR.A.1

Quốc hữu hóa và sung công

1,96

Nhà nước

 

RR.A.2

Rủi ro độ tin cậy của Chính phủ

1,95

Nhà nước

 

RR.A.3

Quá trình ra quyết định công yếu kém

2,14

Nhà nước

 

RR.A.5

Can thiệp của Chính phủ

2,00

Nhà nước

 

RR.A.6

Tham nhũng của quan chức Chính phủ

2,08

Nhà nước

2. Rủi ro pháp lý

 

RR.B.7

Rủi ro khi thay đổi khuôn khổ pháp lý

3,01

Chia sẻ

 

RR.B.8

Thay đổi các quy định về thuế

2,04

Nhà nước

 

RR.B.9

Các luật quốc gia về PPP đầy đủ, rõ ràng, phù hợp

1,98

Nhà nước

3. Rủi ro kinh tế, tài chính

 

RR.C.10

Rủi ro lạm phát

2,09

Nhà nước

 

RR.C.11

Rủi ro lãi suất

2,06

Nhà nước

 

RR.C.12

Rủi ro tỷ giá hối đoái và chuyển đổi ngoại tệ

3,21

Chia sẻ

 

RR.C.13

Giảm khả năng cung cấp vốn

3,21

Chia sẻ

 

RR.C.14

Biến động kinh tế

2,98

Chia sẻ

 

RR.C.15

Thiếu các công cụ tài chính phù hợp

2,95

Chia sẻ

4. Rủi ro khách quan

 

RR.D.16

Bất khả kháng

3,22

Chia sẻ

5. Rủi ro phát triển dự án

 

RR.E.17

Rủi ro phê duyệt và cấp giấy phép dự án

2,70

Chia sẻ

 

RR.E.18

Lựa chọn dự án không phù hợp

2,59

Chia sẻ

 

RR.E.19

Khả năng thu hút tài chính của dự án

3,15

Chia sẻ

 

RR.E.20

Năng lực của công ty dự án, chủ đầu tư

4,20

Tư nhân

 

RR.E.21

Phân bổ rủi ro trong hợp đồng cho hai bên công - tư không phù hợp

2,99

Chia sẻ

 

RR.E.22

Đấu thầu không cạnh tranh

2,58

Chia sẻ

 

RR.E.23

Thất bại hoặc chậm trễ trong thu hồi đất

2,71

Chia sẻ

 

RR.E.24

Rủi ro thiết kế và lập dự toán

3,29

Chia sẻ

 

RR.E.25

Thay đổi quy mô dự án

2,96

Chia sẻ

 

RR.E.26

Khảo sát địa hình, địa chất sai sót

3,07

Chia sẻ

6. Rủi ro  thực hiện dự án

 

RR.F.27

Rủi ro chất lượng

3,41

Chia sẻ

 

RR.F.28

Vượt quá chi phí xây dựng

3,04

Chia sẻ

 

RR.F.29

Kéo dài thời gian xây dựng

3,21

Chia sẻ

 

RR.F.30

Giá các yếu tố đầu vào

3,39

Chia sẻ

 

RR.F.31

Rủi ro kỹ thuật, công nghệ

3,40

Chia sẻ

 

RR.F.32

Thay đổi nhà đầu tư tư nhân, nhà thầu cung ứng

3,48

Chia sẻ

 

RR.F.33

Chậm trễ trong cung ứng vật tư, máy móc thiết bị

3,45

Chia sẻ

 

RR.F.34

Rủi ro lao động

3,25

Chia sẻ

 

RR.F.35

Lựa chọn nhà thầu, tư vấn và giám sát không phù hợp

3,48

Chia sẻ

7. Rủi ro vận hành

 

RR.G.36

Rủi ro về lượng cầu

3,84

Tư nhân

 

RR.G.37

Rủi ro về mức phí

3,87

Tư nhân

 

RR.G.38

Rủi ro thanh toán

3,61

Tư nhân

 

RR.G.39

Cạnh tranh (độc quyền)

3,30

Chia sẻ

 

RR.G.40

Vượt quá chi phí vận hành

4,00

Tư nhân

 

RR.G.41

Chi phí bảo trì cao hơn dự kiến

3,97

Tư nhân

 

RR.G.42

Tần suất bảo trì lớn hơn dự kiến

3,96

Tư nhân

 

RR.G.45

Trình độ quản lý vận hành dự án

4,28

Tư nhân

8.Rủi ro điều phối

 

RR.H.46

Hợp đồng thay đổi nhiều lần

3,57

Tư nhân

 

RR.H.47

Quản lý hợp đồng yếu, tranh chấp hợp đồng

3,52

Tư nhân

 

RR.H.48

Thiếu kinh nghiệm trong hoạt động PPP

3,27

Chia sẻ

 

RR.H.49

Thiếu sự cam kết từ một trong hai đối tác

3,11

Chia sẻ

 

RR.H.50

Rủi ro trong tổ chức và điều phối

3,07

Chia sẻ

 

RR.H.51

Rủi ro giá trị còn lại

1,86

Nhà nước

 

RR.H.52

Độ tin cậy của bên thứ ba

3,24

Chia sẻ

 

RR.H.53

Sự đồng thuận của chính quyền và dân địa phương

3,06

Chia sẻ

 

RR.H.54

Thay đổi tổ chức và nhân sự doanh nghiệp dự án

4,05

Tư nhân

Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên kết quả khảo sát

Kết quả phân bổ rủi ro (Bảng 2.1) cho thấy chủ yếu các yếu tố rủi ro được chia sẻ giữa Nhà nước và tư nhân với tỷ lệ là 54,9% trong thực tế phân bổ các yếu tố rủi ro. Tiếp đến là rủi ro do tư nhân đảm nhiệm với tỷ lệ 25,5% và rủi ro do Nhà nước đảm nhiệm với tỷ lệ 19,6% trong thực tế phân bổ các yếu tố rủi ro theo xu hướng phân bổ rủi ro hiện nay là chỉ những yếu tố rủi ro tư nhân không thể đảm nhiệm được thì Nhà nước mới cần quản lý.

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả đề xuất phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam

STT

Phân bổ cho

Đề xuất phân bổcác yếu tố rủi ro

Số yếu tố

Tỷ lệ

 1

Tư nhân

13

25,5%

 2

Nhà nước

10

19,6%

 3

Chia sẻ

28

54,9%

 

CỘNG

51

100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Bảng 2.1

3. KẾT LUẬN

Trên cơ sở  điều tra, khảo sát đã xác định được các yếu tố rủi ro và mức rủi ro của từng yếu tố rủi ro theo hình thức PPP trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam trong những năm qua, bài viết đề xuất phân bổ rủi ro theo nguyên tắc “Rủi ro nên được quản lý bởi bên có khả năng quản lý rủi ro đó tốt nhất”.

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ GTVT (2014), Kết quả huy động nguồn vốn ngoài ngân sách năm 2013, kế hoạch giải pháp thực hiện năm 2014 và kết quả áp dụng các giải pháp để tiết giảm chi phí đầu tư của các dự án từ khi thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP đến tháng 12/2013.

[2]. Nguyễn Hồng Thái và Thân Thanh Sơn (10/2013), Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro của hinh thức PPP trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và bài học cho Việt Nam, Tạp chí GTVT, tr. 38-40.

[3]. Ke Yongjian, Wang Shouqing, Chan Albert và Lam Patrick (2010), Preferred risk allocation in China’s public-private partnership (PPP) projects, International Journal of Project Management, 28 (5), p. 482-92.

[4]. Li Bing, Akintoye Akintola và Hardcastle Cliff (2001), Risk Analysis and Allocation in Public Private Partnerships Projects, 17th ARCOM Annual Conference, Salford, Vol.2, p. 895-904.

Ý kiến của bạn

Bình luận