Đề xuất tăng mức xử phạt đối với xe quá tải trọng

Tác giả: Lê Minh

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 24/08/2015 16:18

Tổng cục ĐBVN đề xuất Bộ GTVT tăng mức xử phạt đối với các hành vi chở hàng quá tải trọng đối với xe chở quá tải từ 100 – 300%.


 

qt1
Xe chở quá tải 100-300% tải trọng cho phép, vẫn liên tục tái phạm

 Chế tài xử lý chưa đủ nặng

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, thời gian qua với sự vào cuộc tích của các cấp các ngành, địa phương tình trạng xe vi phạm tải trọng đã giảm đáng kể, hiện chỉ còn khoảng 20% số xe vi phạm. Tuy nhiên để tiếp tục thực hiện việc tiếp tục chấn chỉnh, xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép và các chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Đặc biệt sau khi áp dụng Nghị định số 107/2014/NĐ-CP trong đó đã điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với các hành vi chở hàng quá tải trọng, đến nay, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên cả nước bước đầu đã đạt được kết quả tích cực; ý thức của lái xe, chủ xe, chủ hàng, chủ doanh nghiệp vận tải đã được tăng lên.

Thực tế cho thấy trong số 20% số xe vi phạm hiện này thì tình trạng xe chở hàng quá tải trọng diễn ra phổ biến và hết sức nghiêm trọng, nhiều xe chở quá tải 100-300% tải trọng cho phép, nhiều xe bị xử phạt nhưng vẫn tái phạm; tình trạng các tuyến đường có nhiều xe quá tải đi qua hư hỏng nghiêm trọng. Vì thế, để đảm bảo tính răn đe, ngăn chặn, tránh nguy hiểm cho xã hội, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thi hành pháp luật, cần nghiên cứu, điều chỉnh các mức phạt cho phù hợp.

vh
Tổng cục ĐBVN đề nghị tăng mức xử phạt hành chính đối với xe quá tải ở các hành vi

 Tăng quyền xử phạt cho TTGT các sở GTVT và GĐ công an tỉnh

Cũng theo ông Huyện, đối với hành vi chở hàng vượt tải trọng theo giấy Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất tất cả các hành vi chở quá tải từ 10% trở lên đều phải nâng mức phạt lên, vì hiện nay phổ biến vi phạm từ 20 - 100%.

Cụ thể, ở các hành vi chở quá tải từ 10 – 40% sẽ tăng mức xử phạt đối với lái xe và chủ phương tiện là từ 6 – 10 triệu; Đối với xe quá tải từ 40 – 60% mức đề nghị từ 10 – 20 triệu và tước GPLX 1 tháng; Từ 60 – 100% có mức phạt từ 20 – 30 triệu đồng, tước GPLX 2 tháng; Quá tải từ 100 – 150% đề xuất mức phạt từ 30 – 36 triệu đồng, tước GPLX 4 tháng; Nếu quá tải trọng trên 150% , Tổng cục ĐBVN đề nghị mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng và tước GPLX 6 tháng.

Hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe vượt quá tải trọng cho phép chở của cầu đường thì: “Mức đề nghị xử phạt thấp nhất là 6 – 10 triệu đối với hành vi chở quá tải cầu, đường từ 10 – 20%. Mức xử phạt cao nhất được đề nghị áp dụng cho hành vi chở quá tải trên 150% là 40 triệu đồng và tước GPLX 6 tháng”.

vh1
Tăng thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở GTVT, Giám đốc Công an tỉnh

Theo đó, Tổng cục ĐBVN đề xuất Bộ GTVT xem xét, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ và tăng thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở GTVT, Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông. Đồng thời, xem xét, chấp thuận, đưa vào Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt trình Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/4/2015 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 3/2015, ông Huyện đề xuất.

Ý kiến của bạn

Bình luận