ĐH Bách Khoa Hà Nội bắt đầu xét tuyển ĐH từ 1/8

21/07/2016 05:35

Năm 2016, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện việc xét tuyển đại học hệ chính quy theo Nhóm trường GX.

7_jqibttt_PYFH
Ảnh minh họa.

Điều kiện được đăng ký xét tuyển vào trường ĐHBK Hà Nội : Thí sinh đạt đủ điều kiện tham gia tuyển sinh quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành và đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học; không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.

Tổng điểm trung bình của các môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển, tính cho 06 học kỳ THPT từ 20,0 trở lên (Trường sẽ kiểm tra học bạ THPT khi thí sinh trúng tuyển đến nhập học). Điều kiện này không áp dụng cho thí sinh thuộc diện tuyển thẳng và thí sinh thi liên thông từ hệ cao đẳng chính quy của Trường lên đại học.

Điểm xét tính từ kết quả thi của tổ hợp môn xét tuyển không thấp hơn 6,0 (điều kiện này không áp dụng cho các Chương trình đào tạo quốc tế với mã QT21, QT31, QT32 và QT33).

Công thức tính Điểm xét (ĐX)

dx_bk_rqld (2)
Đối với tổ hợp môn xét tuyển không có môn chính.
dxmc_bk_pjvr
Đối với tổ hợp môn xét tuyển có môn chính.

Ghi chú: Diện ưu tiên xét tuyển (được cộng 1,0 điểm) là các đối tượng thí sinh đạt tiêu chuẩn tuyển thẳng đại học theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2016 nhưng không sử dụng quyền được tuyển thẳng.

Thời gian tiếp nhận ĐKXT đợt 1: Từ 8h00 ngày 01/8/2016 đến 17h00 ngày 12/8/2016

Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh thực hiện ĐKXT vào nhóm GX theo 1 trong 3 cách sau:

Cách 1: ĐKXT trên hệ thống đăng ký trực tuyến do Bộ GDĐT quản lý bằng cách điền đầy đủ thông tin vào Phiếu ĐKXT theo nhóm trường đã tạo cho nhóm GX. Việc đóng phí ĐKXT sẽ được hướng dẫn sau.

Cách 2: Tải xuống mẫu Phiếu ĐKXT theo nhóm trường GX và điền đầy đủ thông tin, gửiphiếu nàyvà lệ phí ĐKXT đến địa chỉ của trường nguyện vọng 1qua đường bưu điện (theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên).

Cách 3: Nộp trực tiếpphiếu ĐKXT (đã điền đầy đủ thông tin) và phí ĐKXT tại một trường bất kỳ thuộc nhóm GX.

Thí sinh cần lưu ý khi ĐKXT vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Thí sinh được phép đăng ký tối đa 2 nguyện vọng theo nhóm ngành (gọi tắt là nguyện vọng ngành) vào trường ĐHBK Hà Nội. Các nhóm ngành (gồm một hoặc vài ngành đào tạo) có chung một mã xét tuyển, có cùng tổ hợp các môn xét tuyển và cùng điểm chuẩn trúng tuyển. Các ngành/chương trình đào tạo đại học của Trường được liệt kê trong bảng dưới đây. Việc phân ngành học (đối với các nhóm có 2 ngành trở lên) được thực hiệnsau năm học thứ nhất trên cơ sở kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên.

Các nhóm ngành Kỹ sư/Cử nhân kỹ thuật (mã KTxx) theo mô hình đào tạo 4+1: sinh viên sẽ được tự chọn học chương trình 4 năm để nhận bằng Cử nhân kỹ thuật hoặc chương trình 5 năm để nhận bằng Kỹ sư.

Các nhóm ngành Kinh tế-quản lý (mã KQ1- KQ3) học 4 năm nhận bằng Cử nhân như các trường đại học khác.

Nhóm ngành Cử nhân công nghệ (mã CN1-CN3) đào tạo chương trình đại học 4 năm, nhẹ hơn khối kỹ thuật về kiến thức nền tảng cơ bản nhưng chú trọng hơn kỹ năng thực hành-ứng dụng. Bằng Cử nhân công nghệ và bằng Cử nhân kỹ thuật có giá trị như nhau, tuy nhiên Cử nhân công nghệ muốn học tiếp để nhận bằng Kỹ sư sẽ phải cần thêm thời gian học khoảng 1,5 năm.

Thông tin chi tiết về các chương trình đào tạo quốc tế (mã QTxx) có trên trang www.sie.hust.vn của Viện Đào tạo quốc tế.

Điểm chuẩn trúng tuyển cho mỗi nhóm ngành sẽ được xây dựng theo thang điểm 10 phù hợp với công thức tính Điểm xét, ví dụ 6,85; 8,20 vv.

Đối với một nhóm ngành của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn trúng tuyển bằng nhau cho tất cả các tổ hợp môn xét tuyển. Do đó thí sinh chỉ đăng ký một tổ hợp môn xét tuyển có kết quả thi cao nhất.

Thí sinh nên tham khảo thông tin về điểm chuẩn vào các nhóm ngành của Trường trong năm 2015 để đăng ký các nguyện vọng ngành một cách phù hợp nhất.

Thông tin tuyển sinh ĐH của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2016

Mã nhóm ngành

Các ngành đào tạo

Chỉ tiêu dự kiến

Tổ hợp môn

xét tuyển

KT11

Kỹ thuật cơ điện tử

200

TOÁN, Lý, Hóa

TOÁN, Lý, Anh

(Toán là Môn thi chính)

KT12

Kỹ thuật cơ khí (cơ khí chế tạo và cơ khí động lực)

750

Kỹ thuật hàng không

Kỹ thuật tàu thủy

KT13

Kỹ thuật nhiệt

150

KT14

Kỹ thuật vật liệu

180

Kỹ thuật vật liệu kim loại

CN1

Công nghệ chế tạo máy

300

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

Công nghệ kỹ thuật ô tô

KT21

Kỹ thuật điện tử-truyền thông

450

KT22

Kỹ thuật máy tính

400

Truyền thông và mạng máy tính

Khoa học máy tính

Kỹ thuật phần mềm

Hệ thống thông tin

Công nghệ thông tin

KT23

Toán-Tin

150

Hệ thống thông tin Quản lý (hệ cử nhân)

KT24

Kỹ thuật Điện-điện tử

470

Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa

CN2

Công nghệ KT Điều khiển và tự động hóa

400

Công nghệ KT Điện tử-truyền thông

Công nghệ KT Điện-điện tử

Công nghệ thông tin

KT31

Công nghệ sinh học

750

TOÁN, Lý, Hóa

TOÁN, Hóa, Sinh

TOÁN, Hóa, Anh

(Toán là Môn thi chính)

Kỹ thuật sinh học

Kỹ thuật hóa học

Công nghệ thực phẩm

Kỹ thuật môi trường

KT32

Hóa học (cử nhân)

50

KT33

Kỹ thuật in và truyền thông

50

CN3

Công nghệ thực phẩm

50

KT41

Kỹ thuật dệt

170

TOÁN, Lý, Hóa

TOÁN, Lý, Anh

(Toán là Môn thi chính)

Công nghệ may

Công nghệ da giầy

KT42

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp (cử nhân)

50

KT51

Vật lý kỹ thuật

120

KT52

Kỹ thuật hạt nhân

100

KQ1

Kinh tế công nghiệp

160

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Văn, Anh

Quản lý công nghiệp

KQ2

Quản trị kinh doanh

80

KQ3

Kế toán

80

Tài chính-Ngân hàng

TA1

Tiếng Anh KHKT và công nghệ

200

Toán, Văn, ANH

(Anh là Môn thi chính)

TA2

Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế

 

Các chương trình tiên tiến

Nhóm ngành

Các ngành đào tạo

Chỉ tiêu dự kiến

Tổ hợp môn

xét tuyển

TT1

Chương trình tiên tiến

ngành Điện-Điện tử

120

TOÁN, Lý, Hóa

TOÁN, Lý, Anh

(Toán là Môn thi chính)

(Thêm điều kiện về điểm thi môn tiếng Anh)

TT2

Chương trình tiên tiến

ngành Cơ Điện tử

80

TT3

Chương trình tiên tiến

ngành Khoa học và Kỹ thuật vật liệu

40

TT4

Chương trình tiên tiến

ngành Kỹ thuật Y sinh

50

TT5

Chương trình tiên tiến

Công nghệ thông tin Việt-Nhật

180

Chương trình tiên tiến

Công nghệ thông tin ICT

Các chương trình đào tạo quốc tế

Mã xét tuyển

Tên ngành-chương trình đào tạo

Chỉ tiêu

dự kiến

Tổ hợp môn

xét tuyển

QT11

Cơ điện tử - NUT

(ĐH Nagaoka - Nhật Bản)

80

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Hóa, Anh

(Riêng QT13 bổ sung thêm Toán, Lý, Pháp)

QT12

Điện tử -Viễn thông - LUH

(ĐH Leibniz Hannover - Đức)

50

QT13

Hệ thống thông tin – G.INP

(ĐH Grenoble – Pháp)

40

QT14

Công nghệ thông tin - LTU

(ĐH La Trobe – Úc)

60

QT15

Kỹ thuật phần mềm – VUW IT

(ĐH Victoria - New Zealand)

40

QT21

Quản trị kinh doanh - VUW

(ĐH Victoria - New Zealand)

60

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Hóa, Anh

Toán, Văn, Anh

(Riêng QT33 có thể thay tiếng Anh bằng tiếng Pháp trong các tổ hợp xét tuyển)

QT31

Quản trị kinh doanh – TROY BA

(ĐH Troy - Hoa Kỳ)

40

QT32

Khoa học máy tính – TROY - IT

(ĐH Troy - Hoa Kỳ)

40

QT33

Quản trị kinh doanh - UPMF

(ĐH Pierre Mendes France – Pháp)

40

QT41

Quản lý công nghiệp

Chuyên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp(Industrial System Engineering)

40

Chú thích: KT: Kỹ thuật (kỹ sư/cử nhân kỹ thuật), CN: Công nghệ (cử nhân công nghệ), KQ: Cử nhân Kinh tế/Quản lý, QT: Các chương trình đào tạo quốc tế.

Khi làm thủ tục nhập học, thí sinh trúng tuyển với kết quả thi đạt yêu cầu của Trường (sẽ được thông báo sau) có thể đăng ký tham dự kiểm tra trình độ hai môn Toán và Vật Lý theo đề thi của Trường để được chọn vào Chương trình đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao và Kỹ sư tài năng.

Ý kiến của bạn

Bình luận