Kinh nghiệm cần có khi lái xe trong trường hợp mưa tuyết |
Kiểm tra lại lốp xe
Nguy hiểm đầu tiên cần nhắc đến là sự trơn trượt do đường ướt, vì thế lốp xe cần có khả năng bám đường tốt nhất. Để chuẩn bị cho xe khi bước vào mùa mưa tuyết, cần bỏ loại lốp đã mòn hay quá nhẵn, dành cho đường mùa hè, thay vào đó là loại có nhiều rãnh, gai để tăng độ bám đường.
Tầm nhìn
Tầm nhìn khi có mưa tuyết thường bị hạn chế, do đó kính chắn gió trước mặt lái xe, gương chiếu hậu là những bộ phận cần sạch sẽ. Đối với kính chắn gió, không những mặt ngoài mà mặt trong cũng phải sạch, không bị đọng hơi nước.
Có thể sử dụng thêm loại nước rửa kính có tác dụng chống đóng băng .Khi ra ngoài lâu, nên rũ sạch tuyết ở trang phục như giày, quần áo trước khi vào trong xe bởi lượng tuyết có thể chuyển thành hơi nước làm mờ kính.
Sử dụng điều hòa
Nên bật điều hòa và chọn chế độ lấy gió ngoài (Fresh Air). Nhiều xe ôtô tự động điều hòa ở chế độ này khi thiết lập cho mùa đông.
Hệ thống đèn
Kiểm tra lại đèn sương mù, nó rất quan trọng để chiếu sáng được đường đi sát phía xe. Đèn sương mù ánh sáng vàng sẽ tốt hơn ánh sáng trắng. Ngoài ra, để cẩn thận hơn, có thể dán thêm những miếng đề can phản quang ở trước, sau và hai bên thân xe.
Hệ thống phanh
Cần luyện tập kỹ năng phanh trong điều kiện đường trơn ướt để sử dụng khi gặp trường hợp thực tế. Việc sử dụng phanh có chống bó cứng khá đơn giản qua các bước: đạp phanh, giữ và đánh lái.
Ghi nhớ những cung đường khó đi
Trên các cung đường quen, mỗi tài xế cần nhớ những điểm nào hay bị đóng băng, trơn trượt, để có cách đối phó phù hợp. Tuyệt đối không đi tiếp nếu thấy quá nguy hiểm, đặc biệt là lúc đường đóng băng
Ví dụ những nơi thấp, bình thường hay đọng nước, những khu vực gần vòi phun công cộng...
Một vụ tai nạn do băng tuyết trơn trượt bao phủ mặt đường tại Sa Pa. Ảnh: Mạng xã hội. |
Không đánh lái mạnh
Khi đã bị mất lái, phản ứng tự nhiên của nhiều người là tiếp tục đánh lái, nhiều khi còn khiến tình trạng tồi tệ hơn. Lúc này, cần bình tĩnh giữ chặt lái, thả chân ga, rà phanh cho tới khi xe dừng lại an toàn.
Tránh trượt bánh sau
Nên chọn xe có hệ thống cân bằng điện tử. Nếu không, cần hạn chế những lần đánh lái gấp trên suốt quãng đường. Để làm được điều này, tại các góc cua, nếu điều kiện đường vắng vẻ, nên cố gắng chém cua hết mức, tức là dần đưa xe sang làn đối diện khi tới góc cua, lúc đó bán kính góc cua giảm, việc vào cua gần như đi thẳng.
Những ngày qua hiện tượng mưa tuyết đã xuất hiện ở các khu vực núi cao một số địa phương miền núi phía Bắc, như Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Sa Pa (Lào Cai), Đèo Ô Quý Hồ (Lai Châu), Mèo Vạc (Hà Giang) xuất hiện băng tuyết bao phủ trên một số tuyến đường, gây trơn trượt, có nguy cơ cao dẫn tới TNGT.
Để hạn chế, phòng ngừa những vụ TNGT có thể xảy ra trong điều kiện có băng tuyết trơn trượt, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã có công điện khẩn yêu cầu Bộ GTVT và Chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT tại địa phương có xảy ra hiện tượng băng tuyết bao phủ trên các tuyến đường bộ khẩn trương phối hợp lực lượng CSGT và các cơ quan chức năng liên quan nắm bắt tình hình, thông tin và cảnh báo tình hình băng tuyết trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên đường (trước khi vào khu vực có băng, tuyết), hướng dẫn và tổ chức giao thông hợp lý (giảm tốc độ, duy trì khoảng cách an toàn, sử dụng đèn,…).
Các cơ quan chức năng phải bố trí lực lượng và phương tiện để dọn dẹp băng tuyết trơn trượt đóng trên mặt đường, hạn chế lưu thông khi tình hình trở nên nguy hiểm nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Nghiên cứu ban hành quy định về tổ chức giao thông và hướng dẫn về bảo đảm an toàn giao thông khi có băng, tuyết để triển khai thực hiện khi có tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.