Doanh nghiệp bỏ tiền "làm luật" để xe quá tải "băm" nát đường tỉnh

Tác giả: Nhóm PV

saosaosaosaosao
Xã hội 30/07/2015 12:58

Doanh nghiệp vận tải cho biết, mỗi tháng, một đầu xe phải bỏ ra số tiền 20 triệu đồng tiền "làm luật" cho xe quá tải qua trạm cân.


 

IMG_8988
Xe quá tải chở đất, đá phục vụ cho công trình nâng cấp, mở rộng QL1A đoạn qua Bắc Giang đoạn qua huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn

Chỉ bằng mắt thường đã có thể nhận ra vấn đề quá khổ, quá tải - khi trên xe là hàng chục tấn đất, đá chạy rầm rập trên tuyên đường tỉnh lộ 243 và QL1A (cũ) đoạn từ Hữu Lũng (Lạng Sơn) đi Bắc Giang. Vì sao những xe vi phạm này đến bây giờ vẫn có “đất sống”? Phải chăng đã có sự “bảo kê” của thế lực nào đó hay cơ quan chức "làm ngơ" với những chiếc xe “hổ vồ” chở theo hoạt loạt vi phạm…

Xe tải phải làm “luật” 20 triệu đồng một tháng/ xe?

Tại thị trấn Vôi (huyện Lạng Giang, Bắc Giang), một doanh nghiệp vận tải trên địa bàn này có 6 xe “hổ vồ”, do tìm được đơn hàng chở đất, đá phục vụ dự án nâng cấp, mở rộng tuyến QL1A đoạn qua Bắc Giang nên  đã “chạy đua vũ trang” cơi nới thùng để chở nguồn vật liệu từ các mỏ đá ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) về công trường. Nhưng từ khi việc thắt chặt xe quá tải, quá khổ đến hồi gay gắt nhất, ngoài việc buộc phải cắt đi 1 phần thùng xe, mang tính chất hình thức nhằm đối phó qua loa với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh thì doanh nghiệp này hàng tháng vẫn phải mất một khoản phí “đen” cho các đối tượng “bảo kê”, “làm luật”.

Theo như đại diện doanh nghiệp này cho biết: “Mỗi tháng, một đầu xe phải bỏ ra số tiền 20 triệu đồng cho việc làm “luật” cho các lực lượng chức năng tuyến huyện…”

IMG_8906
Do làm được "luật" nên các xe BKS 98 vô tư băm nát đường?

“Tính trung bình, hàng tháng 1 xe thu về được khoảng 117 triệu đồng, nhưng chi thì vô kể và đều như vắt chanh: Tiền dầu mất khoảng 60 triệu đồng, 20 triệu đồng tiền luật, 25 triệu đồng tiền lương lái xe… doanh nghiệp đến khốn khổ vì luật lá” – bà X. – GĐ một doanh nghiệp vận tải đất, đá phục vụ công trình nâng câp, mở rộng QL1 bức xúc.

Cũng theo chủ doanh nghiệp này cho biết: “Việc làm luật đều phải qua cò. Trước kia là thu trực tiếp, nhưng giờ tới ngày tháng là cò tới trực tiếp doanh nghiệp thu. Tháng nào mà doanh nghiệp chưa đóng kịp thì kiểu gì ngày mai cũng có con xe bị...dừng chạy”.

Chỉ ra cho chúng tôi thấy được những khó khăn của các doanh nghiệp vận tải trước vấn nạn phải nộp tiền “làm luật”, bà X. không ngần ngại làm một phép tính nhỏ. Như vậy, mỗi tháng doanh nghiệp này có 6 xe “hổ vồ”, số tiền “làm luật” cho dàn xe này là 100 triệu đồng/tháng, nếu ngày nào xe nghỉ chạy thì ngày đó coi như lỗ”.

IMG_9183
Những đoàn xe "vua" đều chở có ngọn đang đi từ huyện Hữu Lũng về Bắc Giang

Qua cuộc nói chuyện với bà X., cò “làm luật” có tên là N.S được lộ diện. Nhân vật này chính là người hàng tháng vẫn tới thu tiền “đen” từ các đầu xe của doanh nghiệp.

Ngoài cò N.S., chúng tôi còn được nghe kể một loạt cái tên khác như T.T, M.H…

Dọc theo tuyến đường QL1A, qua tiếp xúc với nhiều người dân sống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, hầu hết đều rất bức xúc khi trình bày về việc xe quá tải “làm mưa làm gió” cả ngày lẫn đêm, dù có sự hiện diện của cơ quan chức năng. Cụ thể, khu vực gần cầu Lường (Lạng Giang, Bắc Giang) có sự hiện diện 24/24 của trạm cân Bắc Giang.

Theo phản ánh của người dân, trong các ngày trung tuần tháng 7, tại “điểm nóng” xe “hổ vồ” trên địa bàn huyện Lạng Giang, phóng viên đã ghi nhận việc cơ quan chức năng đã và đang làm ngơ, thả cho những chiếc xe chở đất, đá từ các mỏ đá trên địa bàn huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) vi phạm tung hoành.

xe98
Người dân vô cùng bức xúc trước tình trạng xe quá tải lên ngôi như hiện nay

Rời mỏ đá ở huyện Hữu Lũng, những chiếc xe “hổ vồ” theo tỉnh lộ 243 để về QL1A, rồi chạy một quãng đường dài đến công trình mở rộng, nâng cấp QL1A đoạn qua TP. Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang). Ngày 12/7, trên QL1A thuộc địa phận huyện Lạng Giang có một tổ công tác thuộc trạm cân tải trọng Bắc Giang đang  đóng chốt làm nhiệm vụ. 

Khoảng 18h, các xe “hổ vồ” BKS 98C.83.00; 98C.078.48; 12C.013.17; … chở đất, đá hướng từ huyện Hữu Lũng về Lạng Giang, mặc dù chở theo một lượng đất, đá rất lớn, thùng xe có dấu hiệu cơi nới, nhưng chốt kiểm tra tải trọng (KTTT) đặt tại gần cầu Lường chỉ đưa mắt nhìn mà không hề có động thái dừng xe cân tải trọng.

IMG_9122
Nhà xe Anh Đào vượt  qua trạm cân Bắc Giang (ảnh ghi lại vào khoảng 18h, ngày 12/7)

 Khoảng 30 phút sau các xe “hổ vồ” Anh Đào, Công ty Hưng Thịnh cũng có dấu hiệu vi phạm rất rõ ràng, nhưng vẫn lưu thông trót lọt qua trạm. Tương tự, các xe 98C.07975; 98C.085,09; 98C.06310; 98C.083.00… chở đất, đá cùng thời điểm này vượt mặt cách dễ dàng.

Theo quan sát của phóng viên tại thời điểm này, lực lượng chức năng vẫn có mặt tại đây nhưng tuyệt nhiên họ không có bất kì động thái dừng đỗ xe hay kiểm tra các xe có dấu hiệu quá khổ, quá tải đi qua đây.

Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho trạm cân không thấy có dấu hiệu hoạt động.

IMG_9155
Sau xe Anh Đào là xe Phúc Thịnh

 Phớt lờ chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT?

Trước đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chỉ đạo: “việc kiểm soát tải trọng phải được thực hiện từ “gốc”, từ kho hàng, mỏ vật liệu, bến cảng không để không xếp hàng quá tải”.

Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra tại các mỏ đá ở huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) thì có thể khẳng định được rằng các doanh nghiệp khai thác mỏ, cũng như đơn vị vận tải đang “chống lệnh” chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ GTVT.

Cụ thể, trong quá trình “nằm vùng” tại cổng ra của các mỏ đá Hoàng Khánh, Nhật Tiến, Đạt Anh… PV ghi nhận được hàng loạt  xe “hổ vồ” siêu trọng “cân” vài chục tấn đất, đá ra khỏi khu vực mỏ.

Thậm chí, bộ phận bán hàng của các mỏ còn “phím” để các lái xe chất thêm được khoảng vài khối đất, đá gọi là “bồi dưỡng” kiếm thêm thu nhập.

IMG_8913
Xe xếp hàng dài chạy ra từ các mỏ đá Nhật Tiến, Đạt Anh, Hoành Khánh...

Được biết, liên quan tới vấn đề kiểm soát tải trọng xe quá tải từ các mỏ, bến bãi, Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang đã tiến hành cho các chủ xe, chủ mỏ ký cam kết không bán hàng, và chở hàng quá tải.

Tuy nhiên, trước thực tế hàng đoàn xe “vua” băm nát đường tỉnh lộ để lấy nguồn VLXD thi công đường Quốc lộ, nhiều người đặt ra câu hỏi: việc kiểm soát tải trọng của các địa phương Lạng Sơn, Bắc Giang liệu có phải đang có vấn đề?.

Và để làm rõ hơn những vấn đề thắc mắc từ độc giả về thực trạng này, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật ở các tin, bài sau…        

Ý kiến của bạn

Bình luận