Ông Nguyễn Thanh Tùng - Ban quản lý KCN - KCX TPHCM, băn khoăn: Các KCN - KCX tại TPHCM đang gặp phải những khó khăn về nhân lực như các lĩnh vực ngành nghề mang tính kỹ thuật thuộc các ngành công nghệ thông tin, thiết kế, điện tử, hóa chất dược phẩm luôn thiếu lao động lành nghề, trong khi nhiều chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả ở nhiều DN chưa được quan tâm đúng mức.
Ông Host Sumer, Giám đốc Tổ chức Hợp tác phát triển nghề Cộng hòa liên bang Đức, khá ngạc nhiên khi không thấy vai trò của DN trong công tác đào tạo nghề ở Việt Nam. Ông cho rằng, nên thu hút DN tham gia vào hoạt động đào tạo nghề ở từng công đoạn. Ví dụ, DN có thể tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn nghề và kiểm tra xem quá trình đào tạo tại trường có phù hợp với DN không, đó cũng là cách mà Đức áp dụng trong công tác đào tạo nghề nhiều năm qua. Theo ông Sumer, có DN tham gia vào hoạt động đào tạo nghề thì cơ sở dạy nghề mới đánh giá được tiêu chuẩn, văn hóa nghề, tác phong nghề nghiệp của NLĐ có phù hợp với thực tiễn hay không.
Doanh nghiệp cần tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực. |
Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, cho biết: Hiện nay, cả nước có 1.467 cơ sở dạy nghề, trong đó có 285 cơ sở dạy nghề thuộc DN, bao gồm 28 cơ sở dạy nghề thuộc DN nhà nước (chiếm tỉ lệ 9,82%), 257 cơ sở dạy nghề thuộc DN tư nhân (chiếm tỉ lệ 90,18%). Theo ông để nâng cao chất lượng nhân lực trực tiếp cho các KCN, KCX, cần khuyến khích hình thành các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm đào tạo tại KCN, xây dựng mô hình “trường trong DN”.
Theo đó, mô hình “trường trong DN” nhấn mạnh vai trò “đào tạo” của DN với giáo viên chính là những bậc thợ cao, những kỹ sư lành nghề trong DN, kèm cặp hướng dẫn học viên trên những thiết bị máy móc của DN. Học viên sẽ đảm trách những công việc từ đơn giản đến trung bình. Chương trình sẽ được phát triển bởi sự hợp tác giữa nhà trường và DN. “Tuy nhiên, mô hình này sẽ gặp trở ngại nếu DN chưa thấy được hiệu quả của quá trình đào tạo này” - ông Minh nói.
Đại diện ban quản lý KCN Đồng Nai lại cho rằng, cần có quy định về thuế hoặc phí đào tạo nguồn nhân lực mang tính bắt buộc chung đối với các loại hình DN, tạo thành nguồn quỹ đào tạo nguồn nhân lực. Mức DN phải tham gia có thể là 1% trên tổng quỹ tiền lương của DN. Bởi thực tế hiện nay các DN thường dành 2% tổng chi phí cho hoạt động đào tạo tại DN.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.