Doanh nghiệp phàn nàn vì chi phí logistics vẫn quá cao

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
07/02/2018 14:27

Hiện chi phí vận tải hàng hóa bằng đường bộ quá cao, gồm: chi phí nhiên liệu chiếm 30-35%; phí BOT chiếm 30-35%... góp phần khiến chi phí logistics tăng cao.

logistics-image_pltf

Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), thực trạng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics của Việt Nam hiện có chi phí cao, chất lượng dịch vụ, quy mô, vốn, kinh nghiệm, trình độ quản lý, công nghệ thông tin, nhân lực đều yếu.

Hiện chi phí vận tải quốc tế do các hãng vận tải nước ngoài chi phối.

Theo thống kê, chi phí logistics của một số mặt hàng xuất khẩu, chẳng hạn như: seafood (hải sản) chiếm tới 12%, dệt may chiếm 9,3%, gạo chiếm gần 30%, trái cây, rau quả chiếm gần 30%. Trong chi phí logistics thì chi phí vận tải chiếm hơn một nửa, tiếp đến là chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho.

Các yếu tố khiến chi phí logistics tăng cao đó là chi phí vận tải hàng hóa bằng đường bộ quá cao, gồm: chi phí nhiên liệu 30-35%; phí BOT chiếm 30-35% (BOT Bắc-Nam chiếm 15%, BOT Hải Phòng – Hà Nội chiếm 30%); phí tiêu cực chiếm 5%.

Tuyến vận chuyển Hải Phòng – TP.HCM dài 1.900km, tổng chi phí vận chuyển và xếp/dỡ đối với đường bộ là 34 triệu/TEU và 37 triệu/FEU; đối với đường sắt là 12,4 triệu/TEU và 14,3 triệu/FEU; đối với đường biển là 5,2 triệu/TEU và 6,7 triệu/FEU.

Ngoài ra, còn có phụ phí từ 10-20 loại khác nhau. Tổng phụ phí khoảng 350-500 USD/TEU/FEU.

Cước vận chuyển đường bộ từ Hải Phòng về Hà Nội cao hơn cước đường biển đi Nhật Bản hoặc Hồng Kông.

Theo VLA, phụ phí tại cảng biển mà chủ tàu container nước ngoài đang thu của chủ hàng Việt Nam là bất hợp lý đối với hàng nhập là: phụ phí vệ sinh container đối với hàng nhập là 150.000 đồng/TEU và 200.000/TEU và phụ phí mất cân bằng container rỗng là 2,2 triệu đồng/TEU và 4 triệu đồng/FEU.

Hiện cảng Hải Phòng đang thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng biển. Đối với hàng lạnh là 2,3 triệu TEU và 2,4 triệu đồng/FEU, 50.000 đồng/tấn hàng rời.

Hàng xuất khẩu là 250.000 đồng/TEU và 500.000 đồng/FEU và 20.000 đồng/tấn hàng rời.

Hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan là 2,2 triệu đồng/TEU hàng khô và 4,4 triệu đồng/FEU hàng khô.

Bên cạnh đó, mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra 28,6 triệu ngày công với chi phí 14.300 tỷ đồng cho việc kiểm tra chuyên ngành. Trong 100.000 mặt hàng phải qua kiểm tra chuyên ngành, tỷ lệ hàng hóa làm thủ tục kiểm tra 2-3 lần chiếm 58%.

Theo VLA để giảm chi phí logistics đang rất cao đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay, Nhà nước cần sớm giảm chi phí chính thức và minh bạch hóa phí BOT, xóa bỏ chi phí ngầm trong vận tải đường bộ. Bên cạnh đó cần phải tiến hành Cơ cấu lại vận tải, phát triển vận tải đa phương thức.

Kiến nghị TP. Hải Phòng sớm loại bỏ hoặc giảm sâu thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.

Kiến nghị Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam trong việc đấu tranh với các hãng tàu container nước ngoài về việc loại bỏ việc thu những loại phụ phí tại cảng biển bất hợp lý.

Nghiên cứu, xem xét khả năng thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về logistics.

Ý kiến của bạn

Bình luận