Ngày 5/2, ông Lê Quang Bình - Phó giám đốc Sở GTVT Đồng Nai cho biết các trạm thu phí BOT ở các tuyến tỉnh lộ trong toàn tỉnh sẽ ngưng thu phí dịp tết Bính Thân 2016.
Cụ thể, thời gian áp dụng việc miễn thu phí các phương tiện qua lại tại các trạm thu phí trên bắt đầu từ 0h ngày 7/2 đến 6h ngày 11/2 (tức từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 4 Tết). Sau thời gian trên, việc thu phí sẽ trở lại bình thường.
Một trạm thu phí của công ty Cường Thuận IDICO |
Theo ông Bình cho biết, đó là trạm thu phí BOT trên đường ĐT 768 thuộc công ty cổ phần Sonadezi Châu Đức (Sonadezi Châu Đức) quản lý và trạm thu phí trình BOT Tỉnh lộ 16 (ĐT760) do công ty cổ phần ĐTPT Cường Thuận IDICO đơn vị quản lý khai thác.
Đặc biệt, việc miễn thu phí qua các trạm thu phí BOT đã thực từ nhiều năm nay.
Trong khi, Đồng Nai, miễn thu phí các ngày Tết, thì bắt đầu từ ngày 1/1, trạm thu phí cầu Bến Thủy (cũ) và Bến Thủy 2 nối hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh tăng giá vé từ 15.000 - 40.000 đồng/lượt phí sử dụng đường bộ đối với các phương tiện khi đi qua cầu, gặp được rất nhiều phản đối của người dân.
Việc 23 trạm thu phí BOT đồng loạt tăng phí đường bộ từ tháng 1/2016 đang gây ra những bức xúc trong dư luận. Mới đây nhất, nhiều doanh nghiệp vận tải đã xếp hàng phản đối trạm thu phí Quán Hàu (quốc lộ 1A, Quảng Bình) tăng phí.
Theo Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội - Bùi Danh Liên, đầu tháng này, hiệp hội đã làm một khảo sát với xe 4 chỗ, chạy dọc tuyến Hà Nội-Ninh Bình. Kết quả cho thấy chi phí xăng dầu là 1.200 đồng mỗi km, trong khi phí cầu đường là 1.500 đồng.
Ông Bùi Danh Liên cho rằng, việc ồ ạt tăng phí với các tuyến đường đầu tư theo hình thức BOT từ 1/1/2016 càng gây khó khăn cho doanh nghiệp.
“Tăng giá vé qua các trạm BOT theo lộ trình là để bù trượt giá. Nhưng gần đây, kinh tế ổn định, trượt giá không nhiều thì các nhà đầu tư BOT phải tính toán lại lộ trình cũng như mức tăng giá vé cho phù hợp với thu nhập của người dân, tránh gặp phải sự phản ứng từ dư luận”, ông Bùi Danh Liên nhận xét.
Cũng chính vì thế, những ngày cuối năm nhiều nhà xe đã tự ý tăng giá vé lên cao hơn trước từ 10-15% so với vé ngày thường.
Theo khảo sát của Đất Việt, xe khách Thản Huệ tuyến Hà Nội – Nam Hải (Thái Bình) đã tăng thêm khoảng gần 15% so với vé thông thường. Theo đó những hành khách đi tuyến trên thay vì trả 70.000 đồng sẽ tính thêm phí đi lại 10.000 đồng lên thành 80.000 đồng/lượt so với thời điểm trước đó.
Lý giải về điều này, một lái xe cho biết: “Giá dầu giảm nhưng phí cầu đường lại tăng nên bắt buộc doanh nghiệp phải tăng giá vé để không bị lỗ, chứ đâu có phải tính theo giá dầu không thôi đâu.”
Cá biệt có một số xe chạy Mỹ Đình-Phú Thọ (Hướng huyện Tam Nông, Thanh Sơn) các nhà xe tăng 100% giá vé, dù chặng ngắn ngày thường thu 50.000 đồng nay tăng lên 100.000 đồng/người.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.